Hỗ Trợ Đầu Ra Cho Sản Phẩm Sạch

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.
TP.HCM sẽ dành nguồn lực để quảng bá những sản phẩm nông nghiệp như: rau, củ quả, thịt heo, gia cầm… đạt tiêu chuẩn VietGAP tại các chợ truyền thống, thay vì chỉ bán ở các siêu thị như lâu nay. Đây là khẳng định của UBND TP.HCM tại Hội nghị kết nối sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản trên địa bàn.
Theo kết quả điều tra khảo sát của Sở Công Thương TP.HCM, hiện sản lượng tiêu thụ rau củ tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố là gần 220 tấn/ngày, trong đó gần 100 tấn rau, củ đạt VietGAP. Tuy nhiên, hệ thống phân phối rau, củ VietGAP chủ yếu là ở siêu thị.
Dự báo, năm 2014 sản lượng tiêu thụ sản phẩm rau, củ đạt VietGAP vào khoảng 140 tấn/ngày. UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở Công Thương, Sở NN&PTNT sớm lên kế hoạch để quảng bá những sản phẩm nông nghiệp đạt VietGAP để người tiêu dùng có thể nhận diện và mua được tại các chợ truyền thống, thay vì chỉ mua được ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Là huyện đầu tàu trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Tam Nông (Đồng Tháp) từng khai thác những tiềm năng sản phẩm nông nghiệp qua mô hình liên kết gắn với sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm giá thành tăng thu nhập cho nông dân.

Sáng ngày 12/11, Sở khoa học công nghệ và UBND huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã tổ chức hội thảo mô hình lạc sen vụ đông năm 2015.

Tại nhiều địa phương, việc quản lý nguồn giống cây trồng còn lỏng lẻo. Nhiều đơn vị cung ứng giống không thông qua các cơ quan quản lý mà đưa giống thẳng xuống các HTX, hộ dân; một số nơi vẫn còn sử dụng các giống cũ kém năng suất, chất lượng...
Tại vùng khoai thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, khoai lang bắt đầu vào vụ mới, giúp hàng trăm lao động địa phương có thu nhập rất cao.

Chúng tôi đến xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh vào một ngày thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ cao.