Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Chi Phí Bảo Hiểm Tàu Cá Ngư Dân Yên Lòng Vươn Khơi Bám Biển

Hỗ Trợ Chi Phí Bảo Hiểm Tàu Cá Ngư Dân Yên Lòng Vươn Khơi Bám Biển
Ngày đăng: 22/11/2014

Hỗ trợ chi phí bảo hiểm thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ là chính sách nhằm giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển phát triển hoạt động nghề cá trên biển. Nhằm tạo thuận lợi trong việc triển khai Nghị định này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm phát triển thủy sản.

Theo Nghị định 67/CP, ngư dân đóng mới tàu cá có công suất từ 90CV trở lên sẽ được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho thuyền viên và bảo hiểm thân tàu.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, tỉnh BR-VT được Trung ương phân bổ chỉ tiêu đóng mới 121 tàu cá, gồm tàu khai thác hải sản xa bờ (KTHSXB) và tàu dịch vụ hậu cần KTHSXB (tàu DVHC). Trước mắt, tỉnh có chủ trương thí điểm đóng mới từ 5-6 tàu vỏ sắt phục vụ cho KTHSXB và DVHC.

Cùng với việc được các cơ quan chức năng của tỉnh hỗ trợ, tư vấn về lập hồ sơ đăng ký đóng mới, chọn mẫu thiết kế tàu, vay vốn tín dụng... để đóng mới tàu KTHSXB và tàu DVHC, các chủ tàu sẽ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm (BH) cho thân tàu, ngư lưới cụ và thuyền viên trên tàu.

Đối tượng được hỗ trợ kinh phí mua BH theo Thông tư số 115 là chủ tàu KTHSXB, tàu DVHC có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua BH cho các tàu KTHSXB, tàu DVHC là thành viên tổ đội, hợp tác xã KTHS và có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên, cụ thể: Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua BH tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.

Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua BH thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu với mức 70% kinh phí mua BH đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV; 90% kinh phí mua BH đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên. Kinh phí hỗ trợ được bảo đảm từ nguồn ngân sách Nhà nước Trung ương và ngân sách địa phương.

Ông Nguyễn Hồng Dũng, chủ DNTN Hồng Dũng (khu dân cư Bến Đầm, huyện Côn Đảo), một DN được tỉnh chọn thí điểm đóng mới tàu vỏ thép phục vụ cho hoạt động DVHC nghề cá, bày tỏ: “Hoạt động nghề cá của ngư dân trên biển luôn đối mặt với những rủi ro bất ngờ, rủi ro bất khả kháng. Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua BH cho tàu cá là giúp dân nhanh chóng khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại, yên lòng tiếp tục vươn khơi bám biển nếu chẳng may gặp rủi ro trên biển”.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa tổ chức hội nghị triển khai chính sách BH phát triển thủy sản. Theo đó, BH phát triển thủy sản được thực hiện với mọi rủi ro, mức bồi thường cho các tổn thất về con người và tài sản phát sinh trong quá trình khai thác thủy sản cao hơn nhiều so với các quy định trước đây.

Cụ thể, trong BH tai nạn thuyền viên, mức trách nhiệm BH lên đến 70 triệu đồng/người/vụ tai nạn. Trong khi mức phí đóng là 300 ngàn đồng/người/năm. Như vậy, mức chi trả bồi thường rủi ro gấp hơn 230 lần mức phí BH. Bộ Tài chính đã chọn ra 4 DN BH lớn để triển khai BH theo hình thức đồng BH nhằm bảo đảm việc thực hiện được thống nhất, gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO và PVI. Ông Nguyễn An Hòa, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm PJICO cho biết, PJICO sẽ triển khai BH tại các tỉnh: Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Phát triển thủy sản theo Nghị định số 67 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó chính sách hỗ trợ kinh phí mua BH cho tàu cá, BH thuyền viên nhằm tạo điều kiện và khuyến khích ngư dân yên tâm ra khơi bám biển KTHSXB, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đồng thời, những con tàu KTHSXB cũng góp phần khẳng định sự hiện diện chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo. Do đó, các cơ quan liên quan ở Trung ương, địa phương và các DN BH cần có sự phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ, để chính sách BH thủy sản mang đậm tính nhân văn này sớm đi vào cuộc sống.

Nguồn bài viết: http://www.baobariavungtau.com.vn/kinh-te/201411/ho-tro-chi-phi-bao-hiem-tau-ca-ngu-dan-yen-long-vuon-khoi-bam-bien-561283/


Có thể bạn quan tâm

Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím Đã “giải cứu” 1.000 tấn hành tím

Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.

04/05/2015
Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Bộ Nông nghiệp Úc mới đây đã có văn bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam.

04/05/2015
Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ Phát triển nuôi cá rô phi cần gắn với tiêu thụ

Cá rô phi được Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định là một trong 4 đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh nghiệm nuôi cùng cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến tương đối tốt nên Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh nghề nuôi và chế biến xuất khẩu cá rô phi.

04/05/2015
Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang Quy hoạch vùng sản xuất để nâng cao chất lượng khoai lang

Theo Quyết định số 1926/QĐ-UBND, ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh về quy hoạch vùng sản xuất khoai lang đảm bảo an toàn thực phẩm tại các huyện trọng điểm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì 3 huyện là Đắk Song, Tuy Đức và Đắk Glong là các địa phương được chọn trong vùng quy hoạch vùng sản xuất.

04/05/2015
Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân Áp dụng các giải pháp để bảo đảm kết quả sản xuất vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh gieo trồng được 9.050 ha cây trồng các loại. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, khi nắng hạn kéo dài, khiến vụ đông xuân đứng trước nguy cơ sụt giảm năng suất. Ðể ứng phó tình hình, các cấp, ngành, địa phương đã chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp để đảm bảo kết quả sản xuất vụ đông xuân.

04/05/2015