Hỗ Trợ Chăn Nuôi Nông Hộ

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
Đối tượng áp dụng gồm: các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm (hộ chăn nuôi), trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các DN; người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.
Hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản) cho các hộ chăn nuôi để phối giống cho trâu, bò cái sinh sản; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 4 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.
Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi từ 10 con lợn nái trở xuống; hoặc dưới có 10 con trâu, bò sinh sản trở xuống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận; sử dụng loại tinh theo yêu cầu của địa phương, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Về hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị: Hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khó khăn được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống để thực hiện phối giống dịch vụ. Mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 3 con lợn đực giống, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/con đối với lợn đực giống từ 6 tháng tuổi trở lên.
Mỗi hộ được hỗ trợ mua một con trâu hoặc một con bò đực giống, mức hỗ trợ không quá 20.000.000 đ/con đối với bò đực giống từ 12 tháng tuổi trở lên hoặc không quá 25.000.000 đ/con đối với trâu đực giống từ 24 tháng tuổi trở lên.
Hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị. Mức hỗ trợ bình quân đối với gà, vịt giống không quá 50.000 đ/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.
Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi các đối tượng lợn, trâu, bò đực giống để phối giống dịch vụ hoặc nuôi gà, vịt giống gắn với ấp nở cung cấp con giống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT, được UBND cấp xã xác nhận.
Hộ chăn nuôi phải mua loại giống phù hợp yêu cầu của địa phương; có nguồn gốc từ các cơ sở SX giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng đối với lợn, trâu và bò hoặc phẩm cấp giống phù hợp đối với gà, vịt; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các đối tượng: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực giống, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.
Hộ chăn nuôi được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/công trình/hộ; hoặc được hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đ/hộ.
Để được hỗ trợ, hộ chăn nuôi phải chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 5 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 3 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận; có xác nhận của UBND cấp xã về việc xây mới công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học đáp ứng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ NN-PTNT.
Để khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc, Quyết định này có quy định hỗ trợ một lần đến 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc, mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đ/người.
Để được hỗ trợ, người đi đào tạo, tập huấn phải dưới 40 tuổi, đã hoàn thành chương trình THCS đối với khu vực miền núi hoặc THPT đối với khu vực đồng bằng, có nhu cầu, làm đơn và được UBND cấp xã xác nhận.
Về hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc: hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.
Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc đã qua đào tạo, tập huấn có chứng chỉ; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã chấp thuận; phải mua loại bình phù hợp quy định của địa phương và có cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian không ít hơn 5 năm.
Có thể bạn quan tâm

Hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu....

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.

Sau khi xã Thuận (Hướng Hóa) được tỉnh Quảng Trị chọn là 1 trong 8 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2010, Đảng uỷ xã Thuận đã ban hành Nghị quyết số 02 về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng trong thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm thực hiện cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn NTM.

Nhờ vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, với diện tích đất tự nhiên trên 115.000 ha, trong đó chiếm phần lớn là đất đỏ ba dan màu mỡ, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có nhiều lợi thế để phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, sắn và các loại cây ăn quả.

Nằm phơi mình trên bãi cát dài của làng chài Mân Thái (P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) là hàng trăm thuyền thúng của rất nhiều hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt gần bờ.