Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ 4 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Hỗ Trợ 4 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi
Ngày đăng: 05/07/2013

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 15 tấn; tỉnh Trà Vinh 50 tấn; tỉnh Nam Định 20 tấn; tỉnh Phú Yên 10 tấn.

Thủ tướng yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có khoảng 300 ha diện tích tôm nước lợ, tập trung tại các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn; trong đó có 35,38 ha bị nhiễm bệnh và chết tôm, số lượng giống bị thiệt hại khoảng 38 triệu con.

Trước tình hình trên, ngày 14/5/2013 UBND Quảng Ngãi đã công bố dịch vi rút đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại địa bàn huyện Tư Nghĩa. Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương liên quan tiến hành các biện pháp chống dịch theo quy định, trong đó có việc xử lý môi trường các hồ tôm bị nhiễm bệnh.

Còn tại tỉnh Nam Định, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định cho biết, đã có 130 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú 20-30 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy tại 4 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường.

Để tránh dịch bệnh lây lan, Chi cục đã chỉ đạo với diện tích tôm nuôi có thể thu hoạch được thì cho thu hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã cấp 15 tấn Chlorine cho các địa phương có dịch bệnh tôm nuôi xử lý môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi của tỉnh đã được khống chế.


Có thể bạn quan tâm

Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Chuỗi Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Ở Xã Tam Quan (Vĩnh Phúc) Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Chuỗi Chăn Nuôi Gia Cầm An Toàn Ở Xã Tam Quan (Vĩnh Phúc)

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

14/08/2014
Bát Xát (Lào Cai) Có Nguồn Thu Khá Từ Cây Dược Liệu Bát Xát (Lào Cai) Có Nguồn Thu Khá Từ Cây Dược Liệu

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…

14/08/2014
Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) Xây Dựng Vùng Sản Xuất Cà Chua Ghép Theo Tiêu Chuẩn VietGap Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) Xây Dựng Vùng Sản Xuất Cà Chua Ghép Theo Tiêu Chuẩn VietGap

Những năm qua, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất và giá trị kinh tế trên ha canh tác. Một trong các giải pháp là đẩy mạnh ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất, điều này đã phát huy hiệu quả ở một số loại cây như cây lúa cấy mật độ hợp lý, bí đỏ, ngô nếp, đặc biệt là cây cà chua ghép trên nhiều đồng đất tại Vĩnh Tường.

14/08/2014
Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi Thu Nhập Cao Nhờ Thâm Canh, Chuyển Đổi Cây Trồng, Vật Nuôi

Những năm qua, một số loại cây trồng như sắn, điều… do không ổn định về giá cả, năng suất lại đạt thấp nên hoạt động thâm canh cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế đang là hướng đi của nhiều nông dân trong tỉnh.

14/08/2014
Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.

14/08/2014