Hỗ Trợ 4 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 15 tấn; tỉnh Trà Vinh 50 tấn; tỉnh Nam Định 20 tấn; tỉnh Phú Yên 10 tấn.
Thủ tướng yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có khoảng 300 ha diện tích tôm nước lợ, tập trung tại các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn; trong đó có 35,38 ha bị nhiễm bệnh và chết tôm, số lượng giống bị thiệt hại khoảng 38 triệu con.
Trước tình hình trên, ngày 14/5/2013 UBND Quảng Ngãi đã công bố dịch vi rút đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại địa bàn huyện Tư Nghĩa. Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương liên quan tiến hành các biện pháp chống dịch theo quy định, trong đó có việc xử lý môi trường các hồ tôm bị nhiễm bệnh.
Còn tại tỉnh Nam Định, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định cho biết, đã có 130 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú 20-30 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy tại 4 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường.
Để tránh dịch bệnh lây lan, Chi cục đã chỉ đạo với diện tích tôm nuôi có thể thu hoạch được thì cho thu hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã cấp 15 tấn Chlorine cho các địa phương có dịch bệnh tôm nuôi xử lý môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi của tỉnh đã được khống chế.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 32.600ha lúa mùa. Tuy nhiên, tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa hiện nay khá chậm, đặc biệt là đối với những diện tích tiếp tục sản xuất vụ đông.

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.