Hỗ Trợ 4 Địa Phương Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 4 địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi 15 tấn; tỉnh Trà Vinh 50 tấn; tỉnh Nam Định 20 tấn; tỉnh Phú Yên 10 tấn.
Thủ tướng yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tỉnh có khoảng 300 ha diện tích tôm nước lợ, tập trung tại các huyện: Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh và Bình Sơn; trong đó có 35,38 ha bị nhiễm bệnh và chết tôm, số lượng giống bị thiệt hại khoảng 38 triệu con.
Trước tình hình trên, ngày 14/5/2013 UBND Quảng Ngãi đã công bố dịch vi rút đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng tại địa bàn huyện Tư Nghĩa. Chi cục Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương liên quan tiến hành các biện pháp chống dịch theo quy định, trong đó có việc xử lý môi trường các hồ tôm bị nhiễm bệnh.
Còn tại tỉnh Nam Định, ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Nam Định cho biết, đã có 130 ha tôm thẻ chân trắng và tôm sú 20-30 ngày tuổi bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy tại 4 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường.
Để tránh dịch bệnh lây lan, Chi cục đã chỉ đạo với diện tích tôm nuôi có thể thu hoạch được thì cho thu hoạch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã cấp 15 tấn Chlorine cho các địa phương có dịch bệnh tôm nuôi xử lý môi trường. Đến nay, dịch bệnh trên tôm nuôi của tỉnh đã được khống chế.
Có thể bạn quan tâm

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

Sau khi đi tham quan mô hình nuôi rắn của một người quen ở tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Văn Tài, ở ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, nhận thấy loài rắn hổ hèo (miền Đông gọi là long thừa) rất dễ nuôi. Do đặc tính lành, không độc nên ông quyết định mua giống về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy rất khả quan.