Hỗ trợ 284,5 tỷ đồng khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh khô hạn nghiêm trọng
Số tiền trên được phân bổ cho 19 địa phương như sau:
Lai Châu 5,5 tỷ đồng, Bắc Ninh 9,3 tỷ đồng, Thanh Hóa 30,7 tỷ đồng, Nghệ An 22,6 tỷ đồng, Hà Tĩnh 18,3 tỷ đồng, Quảng Bình 26,8 tỷ đồng, Quảng Nam 6,6 tỷ đồng, Quảng Ngãi 18 tỷ đồng, Bình Định 12,7 tỷ đồng, Bình Thuận 20,4 tỷ đồng, Lâm Đồng 6,8 tỷ đồng, Bình Phước 17,6 tỷ đồng, Tiền Giang 11,2 tỷ đồng, Bến Tre 15,3 tỷ đồng, Trà Vinh 10,8 tỷ đồng, Vĩnh Long 18,8 tỷ đồng, Hậu Giang 11,9 tỷ đồng, Cà Mau 15,7 tỷ đồng, Khánh Hòa 5,5 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo.
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Đối với hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau hạn, tỉnh Khánh Hòa xác định cụ thể loại giống cây trồng, số lượng giống cần hỗ trợ khôi phục sản xuất sau hạn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có thể bạn quan tâm

Sinh ra ở vùng quê Lĩnh Nam, Hoàng Mai - nơi có truyền thống trồng rau của Hà Nội, nhưng anh Lê Hồng Ngọc (sinh năm 1980) lại chọn cho mình hướng đi riêng, đó là trồng cây ăn quả.

Năm 2013, huyện Phú Lương có kế hoạch trồng mới và trồng lại 200 ha chè. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai sớm việc đăng ký lấy cây giống và chuẩn bị tốt diện tích đất trồng.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức áp thuế chống trợ cấp đối với con tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ chịu mức thuế chung là 4,52%. Hệ lụy của việc áp thuế này, vựa tôm sú ĐBSCL sẽ tiếp tục phải đối mặt với khó khăn và thách thức mới.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu đã rơi vào tình trạng thừa, thị trường xuất khẩu khó khăn vì rào cản thương mại, kỹ thuật. Làm gì để phát triển bền vững ngành cá tra là vấn đề một lần nữa được đặt ra tại Hội nghị Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL ngày 21-8, tại TP Cần Thơ. Dịp này, Tổng Cục thủy sản trình bày Dự thảo về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và lấy ý kiến đóng góp từ các DN.

Do diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp, nhiều người dân ở xã Dương Hoà (Thừa Thiên Huế) nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả rong trong rừng, thỉnh thoảng mới vào kiểm kê và thăm nom. Nắm được quy luật này, bọn trộm trâu đã ra tay khiến người dân thiệt hại hàng trăm triệu đồng.