Hỗ trợ 284,5 tỷ đồng khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh khô hạn nghiêm trọng
Số tiền trên được phân bổ cho 19 địa phương như sau:
Lai Châu 5,5 tỷ đồng, Bắc Ninh 9,3 tỷ đồng, Thanh Hóa 30,7 tỷ đồng, Nghệ An 22,6 tỷ đồng, Hà Tĩnh 18,3 tỷ đồng, Quảng Bình 26,8 tỷ đồng, Quảng Nam 6,6 tỷ đồng, Quảng Ngãi 18 tỷ đồng, Bình Định 12,7 tỷ đồng, Bình Thuận 20,4 tỷ đồng, Lâm Đồng 6,8 tỷ đồng, Bình Phước 17,6 tỷ đồng, Tiền Giang 11,2 tỷ đồng, Bến Tre 15,3 tỷ đồng, Trà Vinh 10,8 tỷ đồng, Vĩnh Long 18,8 tỷ đồng, Hậu Giang 11,9 tỷ đồng, Cà Mau 15,7 tỷ đồng, Khánh Hòa 5,5 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo.
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Đối với hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau hạn, tỉnh Khánh Hòa xác định cụ thể loại giống cây trồng, số lượng giống cần hỗ trợ khôi phục sản xuất sau hạn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có thể bạn quan tâm

Sử dụng chế phẩm sinh học để ủ phân hữu cơ vi sinh thay thế dần phân hóa học đang được Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai khuyến cáo vì nhiều tác dụng hữu ích. Trước tiên, phân hữu cơ vi sinh cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, làm đất tươi xốp, giữ độ ẩm và dưỡng chất cho đất… nên kích thích sự ra rễ, cây trồng sẽ phát triển mà hạn chế được sâu bệnh tấn công

Chạch lấu phân bố nhiều nơi từ Bắc, Trung, Nam, ưa sống ở các khe đá, ăn động vật là chính gồm các loại giun, ấu trùng côn trùng và côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá con, mùn bã hữu cơ

Thực hiện Đề án Nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả tôm nuôi giai đoạn 2011 - 2015, xã Hiệp Tùng (Cà Mau) đang dần mở ra phương thức sản xuất mới, xây dựng các tổ hợp tác (THT) nhằm tạo bước đột phá trong sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở Quảng Ngãi, dịch bệnh liên tục hoành hành trên tôm. Người đau thì cần bác sỹ, tôm bệnh thì cần thú y thủy sản. Thế nhưng chẳng thấy bóng dáng cán bộ thú y thủy sản đâu, người nuôi tôm đơn độc chống chọi dịch bệnh trong vô vọng.

Tôi bắt tay nghiên cứu cách cho ếch sinh sản qua tài liệu, sách báo, đồng thời đến những trang trại nuôi ếch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi. Năm 2006, tôi đã cho ếch mẹ sinh sản thành công. Mỗi năm, đàn ếch bố mẹ của tôi sinh sản khoảng 6 vạn con giống, thu về 120 triệu đồng