Hỗ trợ 284,5 tỷ đồng khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh khô hạn nghiêm trọng
Số tiền trên được phân bổ cho 19 địa phương như sau:
Lai Châu 5,5 tỷ đồng, Bắc Ninh 9,3 tỷ đồng, Thanh Hóa 30,7 tỷ đồng, Nghệ An 22,6 tỷ đồng, Hà Tĩnh 18,3 tỷ đồng, Quảng Bình 26,8 tỷ đồng, Quảng Nam 6,6 tỷ đồng, Quảng Ngãi 18 tỷ đồng, Bình Định 12,7 tỷ đồng, Bình Thuận 20,4 tỷ đồng, Lâm Đồng 6,8 tỷ đồng, Bình Phước 17,6 tỷ đồng, Tiền Giang 11,2 tỷ đồng, Bến Tre 15,3 tỷ đồng, Trà Vinh 10,8 tỷ đồng, Vĩnh Long 18,8 tỷ đồng, Hậu Giang 11,9 tỷ đồng, Cà Mau 15,7 tỷ đồng, Khánh Hòa 5,5 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo.
Đồng thời, Ủy ban Nhân dân các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Đối với hỗ trợ giống khôi phục sản xuất sau hạn, tỉnh Khánh Hòa xác định cụ thể loại giống cây trồng, số lượng giống cần hỗ trợ khôi phục sản xuất sau hạn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có thể bạn quan tâm

Trồng nấm rơm là hình thức sản xuất từ lâu đời của bà con nông dân. Tuy nhiên, với cách thức trồng nấm truyền thống, nông dân đã gặp nhiều khó khăn do diễn biến của thời tiết. Trước tình trạng đó, những năm gần đây, một số nông dân đã chuyển sang trồng nấm rơm trong nhà và đã mang lại hiệu quả khá tốt.

Những ngày này, nhiều nông dân ở xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) khi đi thăm đồng không khỏi ngạc nhiên bởi ngoài màu xanh mướt của lúa và hoa màu thì quanh bờ ruộng còn có thêm nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 12.000 đồng/kg mủ đông, tăng 4.000 đồng/kg so với giá bình quân vụ 2014, tương đương với giá mủ năm 2013 và chỉ bằng 1/3 giá của năm 2010.

“Đã có những thời điểm rau đến giai đoạn thu hoạch nông dân phải gọi đến năm lần, bảy lượt mà thương lái vẫn không đến mua hoặc đến mua với giá rất thấp, không bằng giá thành sản xuất. Giờ được doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng, nông dân (ND) còn gì vui hơn” - Đó là bày tỏ của nhiều nông dân tham gia trồng rau tiêu thụ qua hợp đồng với DN.

Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm nông nghiệp Đà Lạt đang “số hóa” nhiều loại cây trồng thực nghiệm để tiện việc theo dõi, chọn lọc các giống loài phù hợp với điều kiện canh tác tiết kiệm vốn đầu tư, công lao động, sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao.