Hỗ Trợ 2 Tỉnh Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 80 tấn hóa chất sát trùng Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Bến Tre và Trà Vinh phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mỗi tỉnh sẽ được xuất cấp 40 tấn hóa chất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất nêu trên phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Thời gian gần đây, do điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi làm cho dịch bệnh trên tôm phát sinh và gây thiệt hại đáng kể cho các hộ nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Được biết, tính đến ngày 20/3, diện tích thiệt hại ở tỉnh Bến Tre là 219 ha, chiếm 11,5% tổng diện tích thả nuôi. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do Hội chứng hoại tụy cấp tính (AHPND), đốm trắng, hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô.
Tại Trà Vinh, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, dịch bệnh trên tôm có xu hướng tăng, đặc biệt là với tôm chân trắng, gây tổn thất lớn cho các hộ nuôi. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) hóa chất sát trùng Chlorine để giúp 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 120 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Quan trắc Môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) vừa quan trắc môi trường nước tại các vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Mùa mưa bão đã cận kề, với đội tàu cá 6.862 chiếc, trong đó có gần 3.100 chiếc chuyên đánh bắt khơi xa, tỉnh Bình Định lo rủi ro thiên tai gây thiệt hại cho ngư dân.

Hơn 50km bờ biển cùng 4 sông lớn chảy qua đã tạo thuận lợi cho Thái Bình phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển thủy hải sản.

Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) vào nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã được một số hộ nuôi triển khai thực hiện. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành này trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc ứng dụng KH-CN chưa thật sự sâu rộng.

Khoảng 3 năm trước đây, người nuôi tôm sú tại Thái Lan rất lo lắng cho tương lai sinh kế của mình.