Hỗ Trợ 100.000 Nông Dân Trồng Cà Phê

Tại Hà Nội, tập đoàn Mondelez International đã công bố dự án “Coffee Made Happy".
Theo đó, dự án cam kết đầu tư ít nhất 200 triệu USD để hỗ trợ 1 triệu người trồng và kinh doanh cà phê tới năm 2020, trong đó có khoảng 100.000 nông dân Việt Nam.
Dự án “Coffee Made Happy” dự định sẽ triển khai các hoạt động nhằm tăng năng suất cây trồng và lợi nhuận cho hộ nông dân quy mô nhỏ; cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm canh tác; phát triển bền vững cà phê.
Ngoài ra, dự án còn hướng tới thúc đẩy ngành kinh doanh cà phê phát triển bởi người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ, cách thức canh tác và đối tượng trồng cà phê.
Chương trình sẽ đào tạo 1.500 nông dân về thực hành nông nghiệp giúp họ gia tăng sản lượng cà phê và nâng cao chất lượng hạt. Các khoản đầu tư này sẽ giúp người nông dân có khả năng cung ứng khoảng 7.000 tấn cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn 4C, góp phần cải thiện đời sống cho khoảng 5.000 hộ gia đình nông dân trồng cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Với giá bán dao động ở mức 10.000 – 20.000 đồng/kg cau cành tươi, cao gấp 6 – 12 lần so với năm 2013, 2014 nên người trồng cau và các cơ sở sơ chế rất phấn khởi. Nhưng để niềm vui này được trọn vẹn, chính quyền các địa phương đã khuyến khích người dân không nên phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng để chạy theo cây cau.

Ban chỉ đạo Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh vừa tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào này giai đoạn 2012-2015 với sự tham gia của hơn 150 đại biểu nông dân của tỉnh, nhằm biểu dương những thành tích xuất sắc của phong trào trong thời gian qua.

Kết thúc vụ cá chính (từ 1.4 đến 30.9), ngư dân trong tỉnh phấn khởi vì sản lượng đánh bắt cũng như giá bán tăng cao. Niềm vui "trúng mùa, được giá" là động lực để ngư dân trong tỉnh tiếp tục vươn khơi.

Hỗ trợ phát triển sản xuất là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình 135 trong việc nâng cao mức sống, giúp các hộ nghèo, cận nghèo các vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững.