Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.
Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất giữ được sự ổn định cao trong sản xuất và xuất khẩu. Năm 2013, xuất khẩu tiêu tăng trưởng cao và được giá. Theo dự báo, nhu cầu hạt tiêu trên thế giới ngày càng cao nhưng nguồn cung chịu nhiều hạn chế. Hiện tại, lợi thế đang thuộc về Việt Nam với điều kiện sản xuất tốt và sản lượng lớn.
Năm 2013, Việt Nam nắm giữ 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Khoảng 95% tiêu trong nước là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Cả nước đang có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn cao nên đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của cả những thị trường khó tính. Sản phẩm tiêu Việt Nam hiện đang có mặt ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ là thị trường số 1 của ngành tiêu Việt Nam, tiếp theo là Đức.
Theo đánh giá của VPA, sản xuất hồ tiêu trong nước đã có những bước chuyển dịch lớn, nhanh và rộng, từ cách sản xuất tự phát theo tập quán địa phương đến phương pháp canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để giữ nguồn dinh dưỡng cho đất, phục vụ cho việc sản xuất tiêu sạch, người trồng tiêu đang thay dần thói quen dùng phân hóa học sang sử dụng phần lớn phân hữu cơ.
Một số nơi, người trồng tiêu cũng đã liên kết với nhau trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, giữ hàng kiểm soát thị trường để không bị thương lái ép giá... Đến nay, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế lớn về nguồn cung cho thị trường, nắm vai trò điều tiết thị trường và phân bổ nguồn cung.
Năm 2014, nguồn cung sản lượng tiêu khô của Việt Nam có khoảng 130.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ tương đương với năm 2013.
Năm 2013, giá tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng kỷ lục. Năm 2014 này cũng được dự báo sẽ tiếp tục là năm thắng lớn của hồ tiêu Việt Nam với giá cao, xuất khẩu tốt. Bởi thể, VPA khuyến cáo người nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích và hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo hiệu suất cây trồng.
Hiện, diện tích trồng hồ tiêu của cả nước khoảng 60.000ha, vượt cao hơn quy hoạch vùng tiêu, cả nước chỉ có 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Sau rằm tháng Chạp, không khí tại các làng biển như Hà Ra, Hòn Rớ, Cửa Bé (TP. Nha Trang) trở nên chộn rộn không khí Tết sớm. Nhiều gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên để cánh đàn ông, những ngư phủ trong gia đình ra khơi cho kịp chuyến biển cuối năm.

Ông Chót kể: "Trước đây, thấy việc nuôi dê lâm cảnh bấp bênh, anh tôi là ông Vương Vĩnh Lợi sang Thái Lan, Malaysia tìm hiểu mô hình mới. Nông dân bên ấy nuôi ba ba thành công từ việc xây dựng hệ thống ao nuôi rất khoa học. Vì thế, mấy anh em tôi quyết định hợp sức để làm".

Ngày 29/01/2015, tại Đồng Tháp, Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp trong sản xuất và quản lý nhằm nâng cao chất lượng giống cá tra”. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền chủ trì Hội nghị.

Hiện nay là mùa đánh bắt ghẹ, mỗi đêm một ngư dân thu nhập vài triệu đồng từ nghề nhá kẹp, nếu trúng có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Nghề này đang thịnh hành ở nhiều địa phương của TX Sông Cầu (Phú Yên), góp phần đem lại thu nhập ổn định cho ngư dân…

Tại cuộc họp, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm nhưng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới.