Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.
Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất giữ được sự ổn định cao trong sản xuất và xuất khẩu. Năm 2013, xuất khẩu tiêu tăng trưởng cao và được giá. Theo dự báo, nhu cầu hạt tiêu trên thế giới ngày càng cao nhưng nguồn cung chịu nhiều hạn chế. Hiện tại, lợi thế đang thuộc về Việt Nam với điều kiện sản xuất tốt và sản lượng lớn.
Năm 2013, Việt Nam nắm giữ 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Khoảng 95% tiêu trong nước là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Cả nước đang có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn cao nên đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của cả những thị trường khó tính. Sản phẩm tiêu Việt Nam hiện đang có mặt ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ là thị trường số 1 của ngành tiêu Việt Nam, tiếp theo là Đức.
Theo đánh giá của VPA, sản xuất hồ tiêu trong nước đã có những bước chuyển dịch lớn, nhanh và rộng, từ cách sản xuất tự phát theo tập quán địa phương đến phương pháp canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để giữ nguồn dinh dưỡng cho đất, phục vụ cho việc sản xuất tiêu sạch, người trồng tiêu đang thay dần thói quen dùng phân hóa học sang sử dụng phần lớn phân hữu cơ.
Một số nơi, người trồng tiêu cũng đã liên kết với nhau trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, giữ hàng kiểm soát thị trường để không bị thương lái ép giá... Đến nay, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế lớn về nguồn cung cho thị trường, nắm vai trò điều tiết thị trường và phân bổ nguồn cung.
Năm 2014, nguồn cung sản lượng tiêu khô của Việt Nam có khoảng 130.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ tương đương với năm 2013.
Năm 2013, giá tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng kỷ lục. Năm 2014 này cũng được dự báo sẽ tiếp tục là năm thắng lớn của hồ tiêu Việt Nam với giá cao, xuất khẩu tốt. Bởi thể, VPA khuyến cáo người nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích và hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo hiệu suất cây trồng.
Hiện, diện tích trồng hồ tiêu của cả nước khoảng 60.000ha, vượt cao hơn quy hoạch vùng tiêu, cả nước chỉ có 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng là địa phương có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2013 đạt 50.694,7 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 5.064,9 tấn, tăng 112,72% so với năm 2012. Phát huy kết quả đó, năm 2014, ngành Nông nghiệp và PTNT và các địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra, cá basa bền vững tại Việt Nam" do Liên minh châu u (EU) tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Switch-Asia của EU.

Những năm gần đây, người nuôi tôm đối mặt với nhiều thách thức do nhiều nguyên nhân. Trong đó, do chất lượng con giống không đảm bảo, thuốc thú y thủy sản tăng liên tục, đầu ra sản phẩm bấp bênh... Để tạo bước chuyển biến mới cho nghề nuôi tôm, Bạc Liêu cần triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

Ngày 15 tháng 4 năm 2014, Trạm khuyến nông Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức cho một số nông dân xã Khánh Thượng tham quan mô hình nuôi cá tầm của công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.