Hồ Tiêu Việt Nam Tiếp Tục Giữ Vị Trí Hàng Đầu Thế Giới

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu trên 134.000 tấn tiêu, thu về gần 900 triệu USD. Đây là giá trị cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam từ trước đến nay. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo, sản lượng của vụ mùa tiêu năm 2014 này của cả nước tăng không nhiều. Nhưng do nguồn cung tiêu trên thế giới sụt giảm nên giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục đứng ở mức cao.
Trong những năm gần đây, hồ tiêu là mặt hàng nông sản duy nhất giữ được sự ổn định cao trong sản xuất và xuất khẩu. Năm 2013, xuất khẩu tiêu tăng trưởng cao và được giá. Theo dự báo, nhu cầu hạt tiêu trên thế giới ngày càng cao nhưng nguồn cung chịu nhiều hạn chế. Hiện tại, lợi thế đang thuộc về Việt Nam với điều kiện sản xuất tốt và sản lượng lớn.
Năm 2013, Việt Nam nắm giữ 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Khoảng 95% tiêu trong nước là phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Cả nước đang có 13 nhà máy chế biến tiêu đạt tiêu chuẩn cao nên đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của cả những thị trường khó tính. Sản phẩm tiêu Việt Nam hiện đang có mặt ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trong đó Hoa Kỳ là thị trường số 1 của ngành tiêu Việt Nam, tiếp theo là Đức.
Theo đánh giá của VPA, sản xuất hồ tiêu trong nước đã có những bước chuyển dịch lớn, nhanh và rộng, từ cách sản xuất tự phát theo tập quán địa phương đến phương pháp canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để giữ nguồn dinh dưỡng cho đất, phục vụ cho việc sản xuất tiêu sạch, người trồng tiêu đang thay dần thói quen dùng phân hóa học sang sử dụng phần lớn phân hữu cơ.
Một số nơi, người trồng tiêu cũng đã liên kết với nhau trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, giữ hàng kiểm soát thị trường để không bị thương lái ép giá... Đến nay, Việt Nam tiếp tục giữ vị thế lớn về nguồn cung cho thị trường, nắm vai trò điều tiết thị trường và phân bổ nguồn cung.
Năm 2014, nguồn cung sản lượng tiêu khô của Việt Nam có khoảng 130.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ tương đương với năm 2013.
Năm 2013, giá tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng kỷ lục. Năm 2014 này cũng được dự báo sẽ tiếp tục là năm thắng lớn của hồ tiêu Việt Nam với giá cao, xuất khẩu tốt. Bởi thể, VPA khuyến cáo người nông dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích và hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo hiệu suất cây trồng.
Hiện, diện tích trồng hồ tiêu của cả nước khoảng 60.000ha, vượt cao hơn quy hoạch vùng tiêu, cả nước chỉ có 50.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung.
Có thể bạn quan tâm

Việc quy định nước thải chăn nuôi bắt buộc phải đạt loại A không chỉ vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp mà còn từ phía các nhà quản lý, nhà khoa học.

Vào thời điểm này, mặc dù vụ SX muối ở Bình Định đã kết thúc, nhưng những địa phương có nhiều ruộng muối như các xã Phước Thuận (Tuy Phước), Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát), Mỹ Thành, Mỹ Cát, Mỹ Chánh (Phù Mỹ)…vẫn còn tồn nhiều đống muối to đùng vì tiêu thụ không được.

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 7 của Ban Chỉ đạo.

Nội dung quy định nêu rõ, đối với tàu cá hoạt động tại các vùng khai thác, tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.