Hồ tiêu thu tiền tỷ

Khoảng 10 năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên tục tăng và ổn định ở mức cao ngất ngưởng và trong vòng 3 năm gần đây luôn ở mức 200 ngàn đồng/kg. Với giá bán này, hàng ngàn nông dân ở các huyện thuộc tỉnh Gia Lai có lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng đã đổ xô thâm canh cây hồ tiêu.
Xã Nam Yang (huyện Đăk Đoa, Gia Lai) bắt đầu rầm rộ trồng tiêu từ năm 2007. Cho đến nay, xã này được coi như là vùng hồ tiêu Chư Sê 2.
Đưa chúng tôi đi thăm những vườn tiêu xanh mượt, ông Nguyễn Xuân Tùng, Chủ tịch UBND xã Nam Yang tự hào: “Người dân ở đây trồng tiêu từ khoảng 20 năm trước. Nhưng vì lúc đó điều kiện kinh tế khó khăn, nông dân không có điều kiện thâm canh như bây giờ
Cho đến năm 2005, khi cây cà phê bắt đầu cho thu nhập ổn định, người dân mới quay lại trồng tiêu và rầm rộ nhất là từ năm 2007 đến nay. Không hiểu là vì điều kiện thổ nhưỡng hay do kỹ thuật chăm sóc, nhưng việc tiêu chết hàng loạt như các nơi khác thì ở đây chưa có, chỉ bị chết nhỏ lẻ vài chục trụ”.
Theo thống kê mới đây, xã Nam Yang có 730ha cà phê và 209ha hồ tiêu (canh tác trên địa bàn xã). Khoảng 7 năm trở lại đây, diện tích cây hồ tiêu ở xã phát triển đến chóng mặt. Khi giá hồ tiêu lên 120 ngàn đồng/kg, nông dân bất chấp sự khuyến cáo của chính quyền địa phương tiếp tục phá bỏ nhiều diện tích cà phê để mở rộng vườn tiêu.
Gần đây, khi diện tích đất SX khan hiếm, người dân xã này bắt đầu chuyển hướng xâm canh ở các xã lân cận như Hà Bầu, Đăk Roong, H’neng, Kon Gang và Đăk Sơ Mei.
Theo ông Tùng, diện tích đất người dân ở đây xâm canh để trồng tiêu, chính quyền địa phương vẫn chưa thống kê được, có thể gấp vài ba lần diện tích hồ tiêu trên địa bàn xã.
Ban đầu người dân chỉ chọn đất đỏ có địa hình bằng phẳng để mua, nhưng nay thì đất đai khan hiếm, đồi núi, đất pha cát, đất sỏi, đá… người dân đều mua.
Việc người dân nơi đây “rầm rầm” mở rộng diện tích cây hồ tiêu bằng hình thức mua đất hoặc thuê đất đã đẩy giá đất trồng cây lâu năm trong vùng tăng vọt. Năm 2010, giá đất ở đây mới chỉ khoảng 100 triệu đồng/ha nhưng đến đầu năm 2014 đã lên đến 500 triệu đồng/ha và hiện nay là khoảng 600 triệu đồng/ha, nếu gần thì còn cao hơn.
Những năm giá hồ tiêu ở mức 120 ngàn đồng/kg, nông dân trồng hồ tiêu ở xã này thu tiền tỷ chỉ đếm được ở đầu ngón tay. Thế nhưng khoảng 3 năm nay, giá hồ tiêu lên đến 200 ngàn đồng/kg, nông dân thu tiền tỷ đã không còn hiếm. Cụ thể, vụ thu hoạch vừa rồi, rất nhiều nông dân ở đây thu về từ 5 tấn đến trên 20 tấn tiêu.
Anh Ngô Văn Tiên ở thôn 1 là một điển hình với 10.000 trụ tiêu. Vụ mùa vừa rồi anh Tiên thu 22 tấn tiêu. Sau khi trừ các khoản chi phí, anh Tiên bỏ túi 4 tỷ đồng. Có được khoản tiền khá lớn, năm nay, anh Tiên tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích vườn tiêu với số lượng lớn.
Xếp sau anh Tiên là ông Phan Chiến và 3 người con trai của ông ở thôn 3. Vụ thu vừa rồi, ông Chiến và những người con của ông thu về mỗi người từ 10 đến 20 tấn tiêu. Anh Phan Việt Vương (con trai ông Chiến) tiếp tục xuống giống 7.000 trụ để mở rộng diện tích.
Riêng ông Chiến vì tuổi đã cao nên không mở rộng diện tích mà “bắt” ngay một chiếc ô tô con 1,4 tỷ đồng để… đi thăm vườn tiêu. Việc “chơi ngông” ở đây ngoài ông Chiến còn có ông Yên ở đội 9 thôn 1. Ông Yên sau khi bán hơn 10 tấn tiêu đã “bắt” ngay 1 chiếc ô tô con có giá hơn 1 tỷ để đi uống cà phê và … đưa đón người làm.
Theo nhận định của nhiều người, nếu giá hồ tiêu ổn định như hiện nay, sau vụ thu hoach năm tới, sẽ có thêm hàng chục xe ô tô con bạc tỷ được nông dân trồng hồ tiêu ở đây đưa về.
Có thể bạn quan tâm

Gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) không chỉ đội lốt gà ta thả vườn “xịn” mà tiểu thương còn thi nhau hô biến gà đẻ thải loại thành đặc sản gà Đông Tảo để bán kiếm lời.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, mỗi năm nông dân Bạc Liêu thải ra môi trường từ 90 - 120 tấn rác thải là các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Trong khi đó, việc thu gom, xử lý loại rác thải độc hại này theo quy trình đảm bảo an toàn gần như không có!

Để phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản và nhân rộng những mô hình sản xuất bền vững cho giá trị kinh tế cao, Bí thư Tỉnh ủy - Võ Văn Dũng và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa có chuyến khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản của tỉnh.

Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt nông thôn Hoài Ân đã có nhiều thay đổi tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí NTM, huyện Hoài Ân vẫn còn nhiều việc phải làm.

Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.