Hồ Tiêu Lộc Ninh Được Cấp Thương Hiệu

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.
Như vậy hồ tiêu Lộc Ninh là sản phẩm nông sản đầu tiêu của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu tập thể. Huyện Lộc Ninh là vùng trồng tiêu lâu đời và có tiếng ở khu vực Đông Nam bộ. Hiện nay, Lộc Ninh có khoảng 3.559 ha diện tích đất trồng tiêu, năng suất đạt 3 đến 4 tấn/ha, chiếm gần 40% diện tích và chiếm 50% sản lượng tiêu trên toàn tỉnh. Giống tiêu được nông dân ưa chuộng nhất là giống vĩnh linh, tiêu sẻ lớn, tiêu trung.
Tuy nhiên, so với thực tế, cây tiêu chưa thực sự phát triển bền vững và ổn định. Nguyên nhân là do suốt trong khoảng thời gian dài bỏ ngỏ việc xây dựng thương hiệu cho tiêu Lộc Ninh. Vệc tiêu thụ hàng phải qua nhiều khâu trung gian hoặc phải sử dụng thương hiệu của đối tác.
Từ chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã bắt đầu phối hợp cùng Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ (Sở khoa học và công nghệ) tiến hành xác lập chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu hay nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh.
“Việc đạt được chứng nhận nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh sẽ góp phần nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm, đảm bảo việc xúc tiến thương mại có hiệu quả; góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội của địa phương; bảo tồn các giống tiêu truyền thống của địa phương có chất lượng và đặc trưng riêng” - ông Khoa khẳng định.
Dự tính, giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ chuyển giao cho Hội nông dân Lộc Ninh quản lý, khai thác theo đúng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Theo quy chế quản lý, để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt tiêu phải có nguồn gốc tại huyện Lộc Ninh.
Sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng nằm trong khung chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được nhà Nước bảo hộ quyền sủ dụng nhãn hiệu tập thể, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển thương hiệu, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, được hỗ trợ tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.

Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).