Hồ Tiêu Lộc Ninh Được Cấp Thương Hiệu

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.
Như vậy hồ tiêu Lộc Ninh là sản phẩm nông sản đầu tiêu của tỉnh Bình Phước xây dựng được thương hiệu tập thể. Huyện Lộc Ninh là vùng trồng tiêu lâu đời và có tiếng ở khu vực Đông Nam bộ. Hiện nay, Lộc Ninh có khoảng 3.559 ha diện tích đất trồng tiêu, năng suất đạt 3 đến 4 tấn/ha, chiếm gần 40% diện tích và chiếm 50% sản lượng tiêu trên toàn tỉnh. Giống tiêu được nông dân ưa chuộng nhất là giống vĩnh linh, tiêu sẻ lớn, tiêu trung.
Tuy nhiên, so với thực tế, cây tiêu chưa thực sự phát triển bền vững và ổn định. Nguyên nhân là do suốt trong khoảng thời gian dài bỏ ngỏ việc xây dựng thương hiệu cho tiêu Lộc Ninh. Vệc tiêu thụ hàng phải qua nhiều khâu trung gian hoặc phải sử dụng thương hiệu của đối tác.
Từ chủ trương của UBND tỉnh, năm 2012, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh đã bắt đầu phối hợp cùng Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ (Sở khoa học và công nghệ) tiến hành xác lập chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu hay nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh.
“Việc đạt được chứng nhận nhãn hiệu tập thể hồ tiêu Lộc Ninh sẽ góp phần nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm, đảm bảo việc xúc tiến thương mại có hiệu quả; góp phần nâng cao giá trị kinh tế - xã hội của địa phương; bảo tồn các giống tiêu truyền thống của địa phương có chất lượng và đặc trưng riêng” - ông Khoa khẳng định.
Dự tính, giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ chuyển giao cho Hội nông dân Lộc Ninh quản lý, khai thác theo đúng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Theo quy chế quản lý, để được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt tiêu phải có nguồn gốc tại huyện Lộc Ninh.
Sản phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng nằm trong khung chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được nhà Nước bảo hộ quyền sủ dụng nhãn hiệu tập thể, được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển thương hiệu, yên tâm về đầu ra của sản phẩm, được hỗ trợ tem nhãn, bao bì sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 3 năm qua, mô hình tổ hợp tác (THT) sản xuất nước mắm của Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã góp phần tăng thêm thu nhập, tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ trên địa bàn, đặc biệt là những phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

Trong xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch phải đi trước một bước. Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong khi một số xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã chuẩn bị cán đích thì nhiều địa phương vẫn còn loay hoay với tiêu chí quy hoạch.

Nhằm khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua, xã Ðiệp Nông (Hưng Hà) đã tập trung vận động bà con nông dân đẩy mạnh sản xuất vụ đông theo hướng đa dạng trong cơ cấu sản xuất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - PTNT, hiện nay, toàn tỉnh có trên 100 trại sản xuất giống gà, trong đó có 58 trại gà đẻ và 45 trại ấp nở với các loại giống như gà lai mía, gà lông trắng, gà ta…

Thông qua Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số (Chương trình 135), thời gian qua nhiều hộ nghèo của huyện Định Hóa đã có thêm điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo...