Hồ Tiêu Chết Hàng Loạt Ở Quảng Trị

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.
Quảng Trị hiện có trên 2.500 ha hồ tiêu, trồng tập trung ở 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa. Năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, giá 100.000 đồng/kg hạt tiêu khô nên trồng cây hồ tiêu lãi ròng gấp hàng chục lần so với các loại cây trồng khác trên cùng diện tích. Vậy mà giờ đây, người làm vườn lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Theo trạm bảo vệ thực vật huyện Vĩnh Linh, 2/3 trong tổng số 850ha cây hồ tiêu giai đoạn thu hoạch tại địa phương đang chết dần do nhiễm bệnh thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá... Nguyên nhân, vào mùa mưa, các loại vi rút gây bệnh trên cây hồ tiêu sinh sôi và nằm trong đất chờ thời tiết nắng ấm bất thường thì chúng phát sinh bệnh nặng.
Chỉ vào những trụ cây hồ tiêu đã chết hẳn và những trụ dấu hiệu nhiễm bệnh, ông Lê Quang (thôn Liên Công Tây, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh) than thở: “Kinh nghiệm hàng chục năm trồng loại nông sản này, tôi có thể cảm nhận được mỗi ngày mỗi dây tiêu cao thêm được bao nhiêu phân, ra thêm bao nhiêu lá. Chưa bao giờ thấy tiêu chết nhiều và nhanh như thời gian vừa qua. Vườn nhà tôi bị chết hơn 20% số trụ. Đó là chưa kể số trụ phát hiện bệnh kịp thời, đã ra sức bơm thuốc theo hướng dẫn của trạm bảo vệ thực vật… Một sào tiêu từ khi gieo hạt đến lúc thu hoạch tốn không biết bao nhiêu tiền của và mồ hôi nước mắt. Mọi chi tiêu trong gia đình ngóng cả vào vườn tiêu nay cây héo vàng chết dần… Không biết rồi đây lấy gì mà nuôi con ăn học”.
Tại các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiền, Vĩnh Nam (huyện Vĩnh Linh) nhiều người làm vườn loay hoay tìm cách cứu những trụ hồ tiêu nhiễm bệnh. UBND huyện Vĩnh Linh đã chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân tích cực phun các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của trạm bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cần tăng cường công tác vệ sinh vườn tiêu, đảm bảo thoát nước tốt, bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng khả năng chống chịu cho cây hồ tiêu; thường xuyên theo dõi diễn biến của các loại dịch bệnh để chủ động phòng chống một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).

Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...