Hộ nuôi trồng thủy sản Tuần Giáo ứng phó mùa mưa lũ
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuần Giáo, năm 2014 do ảnh hưởng của cơn lũ đầu tháng 7, 280 hécta hoa màu và một số diện tích thủy sản đã bị lũ cuốn trôi, làm thiệt hại hàng chục tấn cá. Bắt đầu vào mùa mưa năm nay, nhiều hộ đã bán bớt lượng cá để tránh thất thoát. Bên cạnh đó, nhiều hộ đã chủ động kè hệ thống ao, hồ; gia cố thêm các đường thoát nước để bảo vệ diện tích nuôi thủy sản trong mùa mưa. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ đầu năm 2015, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng chống thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó khuyến cáo các hộ dân đóng cọc và rào lưới cao từ 1 – 1,5m để bảo vệ cá khi nước lũ tràn qua.
Anh Lò Văn Túi, bản Ta, xã Quài Tở, chia sẻ: Gia đình có trên 2ha để thả các loại cá thương phẩm: trắm, trôi, mè, chép... Đầu tháng 6 hàng năm, gia đình anh lại thu hoạch đồng loạt để bán đề phòng có lũ. Sau khi thu hoạch cá, gia đình tiến hành vệ sinh ao, gia cố hệ thống thoát nước, căng lưới cao trên 1m để bảo vệ cá giống. Anh cho rằng mặc dù là hộ nuôi thủy sản có kinh nghiệm nhiều năm, song những năm gần đây thời tiết diễn biến bất thường nên công tác phòng chống là khâu quan trọng để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Thông thường đỉnh điểm của lũ là từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 hàng năm, nên vào thời điểm đó không nên tăng diện tích nuôi cũng như số lượng cá trong ao.
Cũng ở bản Ta, ông Lò Văn Tâm có ao trên 7.000m2 chuyên thả cá rô phi đơn tính, cá trắm. Do nuôi theo hình thức công nghiệp nên sau 5 - 6 tháng cá đã cho thu hoạch. Thông thường cứ sau mùa mưa, cá rất dễ nhiễm bệnh, do môi trường nuôi bị nước ngập; các bệnh cá thường gặp là đốm ở thân, ở mang nếu không phát hiện kịp thời cá sẽ chết nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Theo kinh nghiệm của gia đình ông thì thu hoạch sớm để bán vừa đề phòng thiệt hại do mưa lũ gây ra, vừa không bị mất giá. Bởi nếu bán chạy lũ thì chỉ được với giá bằng 1/3 so với ngày thường.
Bà Phạm Thị Tuyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuần Giáo cho biết: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn, những năm trở lại đây, thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, do tác động của biến đổi khí hậu. Để giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi trồng thủy sản, ngay từ đầu năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho huyện xây dựng các văn bản chỉ đạo kịp thời các xã có diện tích nuôi thủy sản lớn có kế hoạch ứng cứu trong mùa mưa. Các cấp chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ diện tích nuôi, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, người dân ở huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích trồng vải thiều sang trồng các loại cây ăn quả khác đem lại thu nhập cao, ổn định. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi đây là một trong những "vựa" quả lớn nhất của tỉnh Bắc Giang.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.