Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi

Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi
Ngày đăng: 10/09/2014

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Một trong những nguyên nhân chính xảy ra bệnh là do người chăn nuôi còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong thời gian qua, ngành thú y đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc lựa chọn giống vật nuôi như phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hộ gia đình chưa tuân thủ các quy định về tiêm phòng, né tránh khi có đợt tiêm theo định kỳ.

Vì vậy, một số bệnh trong chăn nuôi đến nay vẫn còn xảy ra trong phạm vi nhỏ.Ngay từ đầu năm 2014, cúm gia cầm cũng đã xuất hiện tại một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh. Mới đây, giữa tháng 8-2014, tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) xuất hiện bệnh LMLM trên đàn bò.Trước đó bệnh LMMM cũng đã xuất hiện tại xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức).

Sau khi bệnh LMLM xảy ra tại xã Phước Thuận, ngành thú y đã phát hiện đàn bò phát bệnh không rõ nguồn gốc và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM....

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó trạm thú y huyện Xuyên Mộc, nguyên nhân khiến dịch bệnh tái phát một phần là do người dân chưa ý thức trong tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, quy định. Khi xảy ra bệnh mới tiêm đối phó hoặc chờ đợt tiêm miễn phí để hạn chế chi phí.

Chính vì tiêm phòng không đúng quy trình nên hiệu quả phòng bệnh không cao. Mặt khác, với quan niệm tiêm phòng làm cho vật nuôi chậm lớn, ảnh hưởng đến sinh sản, nhiều hộ gia đình không cho cán bộ thú y tiêm phòng cho vật nuôi.

Anh Trần Văn Hưởng, ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho biết, hàng ngày gia đình anh vẫn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại, nhưng do sợ ảnh hưởng đến việc sinh sản của bò cái nên 2 năm nay gia đình anh không thực hiện tiêm phòng, đến khi đàn bò 5 con phát bệnh LMLM (ngày 18-8-2014) thì đã quá muộn.

Cạnh nhà anh Trần Văn Hưởng, đàn bò gia đình anh Huỳnh Văn Thật cũng chưa được tiêm phòng. Theo anh Thật, đàn bò nhà anh có 8 con, trong đó có 5 con bò cái đang chuẩn bị sinh, nên tiêm phòng sẽ làm “nóng sữa”, ảnh hưởng đến bò con. Thống kê của UBND xã Phước Thuận cho thấy, toàn xã hiện có hơn 1.500 con bò.

Theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM của Chi cục Thú y, hàng năm, xã Phước Thuận đều thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính và các đợt tiêm phòng bổ sung cho đàn bò mới nhập về. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do không có sự hợp tác từ phía các hộ gia đình chăn nuôi. Bình quân hàng năm, việc tiêm phòng LMLM trên đàn bò chỉ đạt từ 50-60%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh LMLM.

Kết quả khảo sát hàng năm của Chi cục Thú y, đàn thủy cầm của tỉnh mang trùng vi rút cúm H5N1, nhất là đàn ngan con nguồn gốc tại địa phương có tỷ lệ lưu hành vi rút cao.

Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do từ năm 2004 đến năm 2013, BR-VT không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Vì vậy, trong khoảng 9 năm qua, người chăn nuôi đã “quên” đi lợi ích của việc tiêm phòng và nhiều hộ chăn nuôi bỏ việc tiêm phòng để tiết kiệm chi phí.

Tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ),trong tổng số khoảng 130.000 gia cầm chỉ có đàn vịt được hỗ trợ tiêm phòng dịch cúm, còn đàn gà nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình hầu như không được tiêm phòng bởi người nuôi phải tự bỏ chi phí. Theo đánh giá chung của các trạm thú y trên địa bàn tỉnh, đây chính là nguy cơ tái phát dịch cúm rất lớn.

Để dịch bệnh trên vật nuôi của người chăn nuôi không tái phát, ngoài những giải pháp mà ngành thú y đang triển khai, việc giải thích cặn kẽ cho người chăn nuôi việc tiêm phòng là rất cần thiết. Khuyến cáo của ngành thú y cũng cho thấy, tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến sự phát triển gia súc, gia cầm. Đây chính là giải pháp hướng đến việc tiêm phòng được triển khai tự nguyện nhằm bảo đảm dịch bệnh không tái phát từ hoạt động chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Miền Trung Hối Hả Vươn Khơi Ngư Dân Miền Trung Hối Hả Vươn Khơi

Sau khi bão số 14 (Haiyan) vừa đi qua, ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung lại chuẩn bị ngư cụ, hối hả vươn khơi đánh bắt, với hy vọng bù lại thiệt hại của những chuyến biển dở dang vì bão.

13/11/2013
Thành Công Bước Đầu Thành Công Bước Đầu

Sau gần 1 năm triển khai, đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng tại Khánh Hòa” đã ghi nhận những kết quả bước đầu: tạo được nguồn giống nhân tạo, đạt hiệu quả khá cao về kinh tế.

13/11/2013
Đưa Cá Đối Thành Sản Phẩm Hàng Hóa Đưa Cá Đối Thành Sản Phẩm Hàng Hóa

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng mô hình thí điểm nuôi cá đối trong ao nuôi tôm thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Thấy rõ hiệu quả, năm 2013 bà con ngư dân mở rộng diện tích nuôi, không những cải thiện môi trường ao nuôi mà còn cho lợi nhuận cao.

13/11/2013
Còn Đâu Thời Hoàng Kim Của Làng Nuôi Cá Giống Độc Nhất Miền Tây Còn Đâu Thời Hoàng Kim Của Làng Nuôi Cá Giống Độc Nhất Miền Tây

Đã có một thời, người ta gọi làng nuôi cá giống An Hòa Xương là làng của những người giàu, bởi nhà nào cũng có xe cúp, xe dream, tivi, tủ lạnh, ruộng đất mênh mông vì trúng cá tra, basa giống… Còn nay, làng này trở nên đìu hiu sau nhiều năm làm ăn thất bát!

13/11/2013
Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản Trao Chứng Nhận VietGAP, GlobalGAP Cho 3 Trại Chăn Nuôi Heo, Gà Và Thuỷ Sản

Sáng 12/11/2013, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng VI đã trao chứng nhận VietGAP cho trại nuôi heo Minh An (ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước - Mang Thít - Vĩnh Long), trại gà Nguyễn Khoa (ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ - Trà Ôn); Công ty Intertek Việt Nam đã trao chứng nhận GlobalGAP nuôi thủy sản cho Công ty TNHH Tầm Zu (xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân) (ảnh).

13/11/2013