Hô biến cau non thành cau khô, thương lái thu lợi gấp 7 lần

Người bán cau vui mừng khi thương lái thu mua với giá cao ngất ngưỡng khi đang mùa cau non
Theo thống kê, trong năm 2013, giá cau ở mức từ 500 - 1.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn không mua. Năm 2014, giá cau nhích lên khoảng 5.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, mùa cau năm nay, tuy mới đầu mùa, thương lái đã mua với mức giá từ 15.000 - 17.000 đồng/kg và có khả năng tăng giá. Hiện nay, hầu hết các rẫy cau đều là cau non. Với mức giá “kỷ lục” ở đầu mùa, người trồng cau chấp nhận hái cau non để bán, vì sợ rớt giá khi để cau già hơn.
Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non). PV Dân trí có dịp tìm hiểu quy trình sấy thành cau khô tại lò sấy của thương lái.
Người dân ồ ạt hái cau non bán cho thương lái
Nhờ thương lái thu mua cau nhiều, công nhân có cơ hội tăng thêm thu nhập theo sản lượng
Đun lửa nấu chín cau tươi trong lò hấp
Khi trái cau chín đủ độ lửa theo yêu cầu, công nhân vớt cau ra lò hấp
Cau hấp chín vớt ra ngoài phơi ráo nước
Trái cau hấp chín nóng hổi được đổ vào lò sấy khô
Trải qua 6 ngày chế biến theo quy trình, cau tươi biến thành cau khô và bán với giá hơn 100.000 đồng mỗi kg
Được biết, cau khô bán qua Trung Quốc với mục đích chế biến thành phẩm là kẹo và mứt.
Có thể bạn quan tâm

Đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có gần 3,1 triệu con, giảm 5,54% (tương đương 181.280 con) so với tháng 4/2014. Trong đó, đàn gà giảm 4,02% (tương đương 44.600 con); đàn vịt giảm 6,88% (giảm 140.270 con). Đàn gia cầm giảm do người chăn nuôi sợ dịch bệnh, nhất là các hộ nuôi vịt thời vụ cũng giảm mạnh do không có đồng để nuôi thả vịt chạy đàn.

Theo tin từ Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An, từ ngày 26/8/2014, Công ty NT Vegetable - Nhật Bản bắt đầu chuyến công tác trực tiếp sang Việt Nam và sẽ tiến hành khảo sát về sản phẩm gừng sản xuất trên địa bàn huyện Tương Dương và Kỳ Sơn - tỉnh Nghệ An. Đây là một trong những cơ hội quan trọng để củ gừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An có thể phát huy giá trị kinh tế.

Thiên nhiên vốn ưu đãi cho TP Hải Phòng là tổ hợp tài nguyên, môi trường phong phú, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản. Song khu vực này đang chịu tác động từ nhiều phía, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, làm hạn chế sự phát triển của ngành thủy sản thành phố cảng.

Năng suất lúa của Cà Mau trong những năm gần đây đã được nâng lên, đó là nhờ vào sự thay đổi giống lúa có chất lượng, cho năng suất cao. Tuy nhiên, không ít hộ dân còn chạy theo tiêu chí “hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, từ đó họ phải trả thêm một phần “chi phí ảo” cho loại giống này.

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.