Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản

Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản
Ngày đăng: 01/11/2015

Trong đó, một số loại cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương cũng như dần hình thành những vùng sản xuất tập trung như:

Vùng sản xuất nhãn chín muộn ở các xã An Thượng, Đông La, Song Phượng; vùng bưởi đường tại các xã Cát Quế, Đông La; vùng phật thủ, cam canh ở các xã Đắc Sở, Yên Sở...

Nhiều xã ở huyện Hoài Đức đã hình thành được vùng chuyên canh trồng cam.

Từ năm 2005, huyện  Hoài Đức đã xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững, định hướng phát triển tới 2020.

Do vậy, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao; hoa cây cảnh; rau an toàn và cơ giới hóa nông nghiệp.

Phật thủ là loại cây mang hơi hướng tâm linh, được nhân dân xã Đắc Sở phát triển mạnh với 20ha trồng mới năm 2010, đến năm 2013 đã mở rộng lên tới 95ha, trong đó tập trung tại các xã Đắc Sở (45ha) và xã Yên Sở (50ha); năm 2014 đã mở rộng ra các xã Tiền Yên, An Thượng...

Qua khảo sát của các hộ sản xuất cho thấy, cây phật thủ cho giá trị kinh tế rất cao, thu nhập bình quân từ 600- 900 triệu đồng/ha/năm.

Hiện, 80% số hộ dân ở xã Đắc Sở có thu nhập chính là từ cây phật thủ.

Hàng năm người dân vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng phật thủ bằng cách thuê lại đất của các xã lân cận, thậm chí cả các huyện lân cận để trồng.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức cho biết, nhờ trồng nhãn chín muộn mà đời sống của nhiều hộ dân được cải thiện.

Hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình thâm canh nhãn chín muộn tăng từ 20-25%, thu nhập bình quân ước đạt 700 triệu đồng/ha.

Để giúp bà con trong khâu phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, huyện đã tạo điều kiện cho các xã thành lập hiệp hội sản xuất và kinh doanh nhãn chín muộn trên diện tích hơn 100ha với 57 hội viên tham gia, đồng thời đăng ký thương hiệu “Nhãn chín muộn Hoài Đức”.


Có thể bạn quan tâm

Bức tranh HTX không sáng do bệnh thành tích Bức tranh HTX không sáng do bệnh thành tích

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

27/09/2015
Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

27/09/2015
Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề Chăn nuôi dùng chất cấm lãi ít, hậu quả nặng nề

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

27/09/2015
Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu Nước mắm 3 trăng chôn trong cát lạnh vừa thơm vừa ngọt hậu

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...

27/09/2015
Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm Nghề thu lộc rừng và những nguyên tắc ngầm

Những ngày theo chân thợ lấy mật ong rừng ở xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An), tôi vỡ ra nhiều điều thú vị của cái nghề thu “lộc rừng” này.

28/09/2015