Hình thành 40 nhóm GAHP trong tỉnh Lâm Đồng

Qua khảo sát, điều tra, LIFSAP Lâm Đồng đã lựa chọn 800/1.000 hộ chăn nuôi để hình thành 40 nhóm GAHP tại 10 xã, thị trấn thuộc 4 huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lâm.
Đến nay, hơn 89,6% hộ chăn nuôi có nuôi heo nái sinh sản với tổng đàn gần 3.000 con, chiếm từ 9 – 10% trong cơ cấu đàn heo quy mô hộ gia đình.
Trung bình 1 con heo nái sinh sản đạt 1,9 lứa/năm (1 lứa sinh sản khoảng 12 con), tỷ lệ đàn heo sữa sống đến khi tách mẹ đạt hơn 93%.
Riêng đàn heo thịt, thời gian nuôi đến khi xuất chuồng bán là 155 ngày, trọng lượng trung bình 98kg/con.
Hiệu quả kinh tế hộ chăn nuôi được cải thiện rõ nét với tỷ suất lợi nhuận từ gần 6,7% vào tháng 7/2013 tăng lên hơn 20,1% vào tháng 7/2015.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Sóc Trăng không chỉ phấn đấu tăng năng suất lúa mà còn tập trung phát triển lúa đặc sản, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân. Qua đó, đời sống của hàng chục nghìn hộ dân trồng lúa đặc sản không ngừng được nâng lên.

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.