Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh)

Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh)
Ngày đăng: 26/06/2015

Tuy giá trị kinh tế mang lại không nhiều như nuôi công nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) so với chi phí đầu tư ở hình thức nuôi quảng canh mang lại cao gấp 4 - 5 lần.

Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến nghề nuôi thủy sản của người dân tại các huyện vùng ven biển, đặc biệt là việc nuôi theo hình thức công nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Tuy nhiên từ năm 2011, trên vùng đất ngập mặn đồng láng của Trà Cú đã tạo nên “cú hích” cho nghề nuôi trồng thủy sản với hình thức thả nuôi quảng canh.

Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Trà Cú cho biết: Những năm qua vùng đồng láng của Trà Cú đã có bước chuyển mình rất lớn, nghề nuôi thủy sản ở đây cũng phát triển đa dạng về con nuôi, như tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển…

Trong này, diện tích tập trung nuôi nhiều ở đối tượng tôm sú và thả xen với cua biển, cùng với đó tỉnh và huyện cũng đã đầu tư về hệ thống thủy lợi trong nuôi thủy sản, như Dự án 773, hệ thống thủy lợi Xà Lôn, nạo vét kênh cấp II…nhưng do đặc điểm của vùng đồng láng và tập quán của người dân nơi đây nên việc phát triển nuôi thủy sản ở đây chủ yếu là thả lan (hay nuôi quảng canh).

Được biết vùng đồng láng Trà Cú bắt đầu từ ấp Xà Lôn (xã Đại An) qua xã Đôn Xuân, Đôn Châu và tiếp giáp với xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải), qua đó đã có trên 95% diện tích đất có khả năng nuôi thủy sản được tận dụng phát triển nuôi thủy sản. Riêng xã Đôn Xuân là địa phương có diện tích vùng đồng láng chiếm hơn 50% diện tích (khoảng 700ha). Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Vĩnh Phát, viên chức nông nghiệp xã Đôn Xuân, phụ trách thủy sản cho biết: Đối với người nuôi tôm sú ở vùng đồng láng thì tỷ lệ nuôi có lãi chiếm rất cao (trên 95%), tuy số tiền thu vào không nhiều như nuôi ở hình thức công nghiệp nhưng bình quân một đồng vốn bỏ ra có thể thu về gấp 4 - 5 lần và tính rủi ro rất thấp.

Trong vụ nuôi tôm 2014 - 2015, xã Đôn Xuân có 600ha vùng đồng láng (phân bố tập trung tại 6/11 ấp) được người dân phát triển thả nuôi tôm sú và thẻ. Trong này, có khoảng gần 25 ha nuôi công nghiệp, gồm thẻ chân trắng 40 lượt hộ với diện tích gần 20ha và 11 hộ nuôi tôm sú, diện tích 04ha; còn lại là thả nuôi quảng canh và hộ có thu nhập cao nhất khoảng 100 triệu đồng.

Theo chị Nguyễn Thị Thúy (ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân) là hộ có trên 10 năm nuôi tôm sú, cho biết: Gia đình có gần 2,5ha mặt nước nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh, những năm nào chịu ảnh hưởng thời tiết, tôm bệnh chết nhiều cũng kiếm được 20 - 30 triệu đồng.

Điển hình như vụ thả nuôi 2015, gia đình bỏ chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng gồm tiền thức ăn, con giống tôm sú và cua biển giống, qua thu hoạch, được gần 50 triệu đồng tiền bán tôm sú, còn nguồn thu hoạch từ cua biển và cá cũng được 30 triệu đồng. So với nuôi công nghiệp, thì hình thức nuôi quảng canh sẽ ít bị tác động về biến đổi khí hậu, dịch bệnh và mang tính ổn định, ít rủi ro.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm điêu đứng Nuôi tôm điêu đứng

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

27/07/2015
Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới! Nuôi tôm công nghiệp sôi động vụ nuôi mới!

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.

27/07/2015
Ngăn chặn nạn khai thác hủy diệt Ngăn chặn nạn khai thác hủy diệt

Ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các sông, hồ, kênh, rạch nội đồng rất phong phú và đa dạng. Song những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã giảm mạnh một cách đáng báo động.

27/07/2015
Hát Lừu (Trạm Tấu, Yên Bái) phát triển nuôi trồng thủy sản Hát Lừu (Trạm Tấu, Yên Bái) phát triển nuôi trồng thủy sản

Với điều kiện tương đối thuận lợi, nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã phát huy lợi thế, đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân.

27/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi Tháo gỡ vướng mắc trong khai thác cá ngừ theo chuỗi

Mới đây, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết đề án thí điểm tổ chức “khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” ở TP Tuy Hòa (Phú Yên).

27/07/2015