Hiệu quả trong mô hình nuôi tôm quảng canh ở vùng đồng láng huyện Trà Cú (Trà Vinh)

Tuy giá trị kinh tế mang lại không nhiều như nuôi công nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) so với chi phí đầu tư ở hình thức nuôi quảng canh mang lại cao gấp 4 - 5 lần.
Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến nghề nuôi thủy sản của người dân tại các huyện vùng ven biển, đặc biệt là việc nuôi theo hình thức công nghiệp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Tuy nhiên từ năm 2011, trên vùng đất ngập mặn đồng láng của Trà Cú đã tạo nên “cú hích” cho nghề nuôi trồng thủy sản với hình thức thả nuôi quảng canh.
Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Trà Cú cho biết: Những năm qua vùng đồng láng của Trà Cú đã có bước chuyển mình rất lớn, nghề nuôi thủy sản ở đây cũng phát triển đa dạng về con nuôi, như tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển…
Trong này, diện tích tập trung nuôi nhiều ở đối tượng tôm sú và thả xen với cua biển, cùng với đó tỉnh và huyện cũng đã đầu tư về hệ thống thủy lợi trong nuôi thủy sản, như Dự án 773, hệ thống thủy lợi Xà Lôn, nạo vét kênh cấp II…nhưng do đặc điểm của vùng đồng láng và tập quán của người dân nơi đây nên việc phát triển nuôi thủy sản ở đây chủ yếu là thả lan (hay nuôi quảng canh).
Được biết vùng đồng láng Trà Cú bắt đầu từ ấp Xà Lôn (xã Đại An) qua xã Đôn Xuân, Đôn Châu và tiếp giáp với xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải), qua đó đã có trên 95% diện tích đất có khả năng nuôi thủy sản được tận dụng phát triển nuôi thủy sản. Riêng xã Đôn Xuân là địa phương có diện tích vùng đồng láng chiếm hơn 50% diện tích (khoảng 700ha). Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Vĩnh Phát, viên chức nông nghiệp xã Đôn Xuân, phụ trách thủy sản cho biết: Đối với người nuôi tôm sú ở vùng đồng láng thì tỷ lệ nuôi có lãi chiếm rất cao (trên 95%), tuy số tiền thu vào không nhiều như nuôi ở hình thức công nghiệp nhưng bình quân một đồng vốn bỏ ra có thể thu về gấp 4 - 5 lần và tính rủi ro rất thấp.
Trong vụ nuôi tôm 2014 - 2015, xã Đôn Xuân có 600ha vùng đồng láng (phân bố tập trung tại 6/11 ấp) được người dân phát triển thả nuôi tôm sú và thẻ. Trong này, có khoảng gần 25 ha nuôi công nghiệp, gồm thẻ chân trắng 40 lượt hộ với diện tích gần 20ha và 11 hộ nuôi tôm sú, diện tích 04ha; còn lại là thả nuôi quảng canh và hộ có thu nhập cao nhất khoảng 100 triệu đồng.
Theo chị Nguyễn Thị Thúy (ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân) là hộ có trên 10 năm nuôi tôm sú, cho biết: Gia đình có gần 2,5ha mặt nước nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh, những năm nào chịu ảnh hưởng thời tiết, tôm bệnh chết nhiều cũng kiếm được 20 - 30 triệu đồng.
Điển hình như vụ thả nuôi 2015, gia đình bỏ chi phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng gồm tiền thức ăn, con giống tôm sú và cua biển giống, qua thu hoạch, được gần 50 triệu đồng tiền bán tôm sú, còn nguồn thu hoạch từ cua biển và cá cũng được 30 triệu đồng. So với nuôi công nghiệp, thì hình thức nuôi quảng canh sẽ ít bị tác động về biến đổi khí hậu, dịch bệnh và mang tính ổn định, ít rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Sơn là xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc Bana thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển KT-XH, đặc biệt Ðảng ủy xã xác định công tác phát triển Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm nên bộ mặt nông thôn địa phương bước đầu đã có sự chuyển biến.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, chăn nuôi là một trong những ngành sẽ bị tổn thương nhiều nhất trong quá trình hội nhập, đặc biệt là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Vì vậy, để họ không bị “chìm” trong “cơn bão” này, rất cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ mạnh.

Được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2015 là năm thứ 3 Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ được tham gia dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu vật nuôi” với mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học thực hiện tại xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê (năm 2013), xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh (năm 2014) và xã Chu Hóa, TP.Việt Trì (năm 2015).

Ông Trần Văn Hóa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị cho biết, hiện nay có nhiều thương lái đến địa phương, thu mua chuối quả trong dân, với giá cao, gấp từ 2 đến 2,5 lần so với 6 tháng trước.

Người nông dân Bình Thuận từng một thời nhờ cây thanh long đổi đời, khá giả lên. Nhưng cũng chính cây thanh long đã mang đến nợ nần chồng chất khiến nhiều người điêu đứng, trắng tay. Vấn đề là thị trường tiêu thụ thanh long chủ yếu lệ thuộc vào Trung Quốc, giá cả bấp bênh…