Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Ứng Từ Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm

Hiệu Ứng Từ Chuyển Giao Kỹ Thuật Trồng Nấm Rơm
Ngày đăng: 13/10/2014

Thời gian qua, nhiều lớp chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm tại hiện trường mang lại hiệu quả cao, từ 1 kg meo cho năng suất 3 - 5 kg nấm. Người dân áp dụng kỹ thuật chuyển giao, mang lại lợi nhuận, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".

Ðể thay đổi cách làm, tăng thu nhập cho gia đình từ trồng nấm rơm, nhiều hộ chủ động nhờ Hội Nông dân xã đứng ra mời kỹ sư đến giảng dạy tại hiện trường. Ðây là phương pháp chuyển giao kỹ thuật "mắt thấy, tai nghe và tự tay làm". Từ đó, nhiều hộ từ không thu nhập đã có thu nhập, nhiều hộ có thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Ðiển hình như hộ anh Bé Năm, qua 6 tháng anh thu nhập trên 30 triệu đồng.

“Có được kết quả trên là nhờ nông dân tiếp thu và áp dụng được kỹ thuật từ lớp học”, ông Nguyễn Văn Hiểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Phích, nhận định.

Từ nguồn nhân công nhàn rỗi, sân bãi, rơm sau thu hoạch lúa có sẵn, chi phí nguyên liệu thấp, thời gian thực hiện ngắn (12 - 14 ngày), với giá bán mùa thuận từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, mùa nghịch 60.000 - 70.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.

Kỹ sư Trần Minh Chòi, Phó trưởng Phòng Tổng hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cho biết, 4 lớp chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm (mỗi lớp 35 học viên) cho nông dân bằng hình thức vừa học, vừa làm giúp họ nhận thấy điểm khuyết về kỹ thuật. Từ đó, khi áp dụng tại gia đình đã phát huy được hiệu quả từ những gì được học.

Từ 1 kg meo giá thành chỉ 5.000 đồng sẽ cho sản lượng trung bình từ 3 - 5 kg nấm rơm, giá bán 40.000 - 50.000 đồng/kg tại vườn. Cùng với việc vận dụng kỹ thuật từ lớp tập huấn, nông dân không chỉ trồng được nấm rơm vào mùa thuận (mùa nắng) mà còn có thể dự trữ rơm sản xuất nấm cả mùa nghịch (mùa mưa). Nhờ đó, thu nhập của người dân, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo ổn định hơn.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ) Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Theo Hướng GAP Tại Xã Bình Khánh (Cần Giờ)

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

19/06/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Thiết Thực

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

25/11/2014
Tôm Khô Vinh Kim Cạn Kiệt Nguồn Nguyên Liệu Tôm Khô Vinh Kim Cạn Kiệt Nguồn Nguyên Liệu

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

19/06/2014
Thành Phố Cà Mau Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chuyên Để Trứng Giống Ai Cập Thành Phố Cà Mau Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Gà Chuyên Để Trứng Giống Ai Cập

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.

25/11/2014
Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

25/11/2014