Hiệu ứng tích cực từ việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Hiện TP Cần Thơ đã hoàn thiện Quy hoạch "Chăn nuôi, giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020"; Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững"; Đề án "Phát triển chăn nuôi thành phố giai đoạn 2015 - 2020"; Dự án "Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi tại TP Cần Thơ giai đoạn 2014 - 2020". Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi hiệu quả.
Theo đó, huyện Vĩnh Thạnh đang phát triển đàn bò thịt giống cao sản (bò lai sind, lai Red Angus, lai Limousine...) và trồng cỏ trên bờ đê tạo nguồn thức ăn xanh, đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân. Quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ phát triển đàn vịt sinh sản theo hướng an toàn sinh học, sử dụng con giống chất lượng cao thay thế cho giống vịt thịt địa phương lợi nhuận tăng từ 20 - 30% so với phương thức chăn nuôi truyền thống…
Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn triển khai nhiều mô hình liên kết trong chăn nuôi từ sản xuất đến tiêu thụ. Điển hình như: mô hình 6 cơ sở chăn nuôi heo thịt liên kết sản xuất với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ liên kết nuôi heo thịt với Xí nghiệp chế biến thực phẩm I với hình thức ký hợp đồng theo từng thời điểm để tiêu thụ sản phẩm…
Có thể bạn quan tâm

Sáng 17-12, tại xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên), Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng kết hợp cùng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên tổ chức Hội thảo khảo nghiệm giống lúa chịu mặn trên vụ mùa 2014 - 2015. Đông đảo nông dân trên địa bàn xã và một số xã lân cận đến tham dự.

Giá lúa bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm giáp vụ sản xuất lúa đã khiến nông dân và các tiểu thương trữ lúa lại từ các vụ trước để chờ giá tăng bị lỗ vốn khi xuất bán lúa vào thời điểm này. Theo nhiều tiểu thương, giá lúa giảm mạnh do thời điểm này hoạt động thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu của nhiều đơn vị, doanh nghiệp không còn được đẩy mạnh như trước.

Đến thăm nông trại nấm linh chi Nhật Minh của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình), nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm.

“Đảm bảo cây xoài phát triển lâu dài, tui thường sử dụng phân hữu cơ bón gốc, coi như các loại khác cũng cộng hưởng. Cuối mùa mưa, tiến hành phát hoang bụi rậm, dây leo… cho mặt đất luôn giữ độ ẩm. Như vậy, mang lợi ích luôn cả việc phòng, chống cháy rừng mùa khô” – ông Lê Văn Đổng chia sẻ.

Bà Trương Thị Thêm, Phó chủ tịch Hội nông dân phường Tân Đồng nhận xét: “Trồng gừng trong bao là cách làm kinh tế hiệu quả, nhất là với những hộ ít đất, thiếu vốn. Hội đã tổ chức cho hội viên tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ mô hình này và sẽ nhân rộng trong thời gian tới”.