Hiểu Thị Trường Sẽ Thắng

38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.
Anh Luật kể: “Làm ruộng thu nhập bấp bênh, vợ chồng tôi bỏ làng đi làm công nhân, nhưng cũng chỉ đủ ăn, không tiết kiệm được đồng nào. Sau nhiều năm, anh quyết tâm trở về làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”.
Tìm hiểu, anh thấy mô hình kinh tế tổng hợp có thể mang lại thu nhập cao, đầu năm 2004 anh bắt tay đầu tư nuôi lợn và cá. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên lãi ít. Năm 2008, dịch bệnh bùng phát khiến cho anh mất gần 1 tấn lợn, vịt và 8 tạ cá. Không khuất phục, anh đến một số trang trại học hỏi kinh nghiệm, đồng thời xin tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội ND huyện tổ chức.
Năm 2011, được Hội nông dân (ND) huyện và xã Hải Đông tạo điều kiện, anh được Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay 30 triệu đồng. Được tiếp vốn, anh mạnh dạn đấu thầu 2ha đất hoang hóa của xã để xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, cá. Đồng thời, anh ký hợp đồng với Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nam Định làm đại lý cấp I. Anh Luật cho biết, năm 2014 này, anh đầu tư trồng thêm thanh long ruột đỏ và đinh lăng trên trang trại của mình.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, anh Luật bảo, anh thành công là nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, giống khỏe mạnh, đặc biệt phải hiểu thị trường…
Sau gần 10 năm, đến nay trang trại của anh thường xuyên có 40.000 con gà, 300 con lợn, mỗi năm bán ra thị trường hơn 10 tấn cá diêu hồng. Ngoài khoản lãi hơn 700 triệu đồng/năm, trang trại của anh còn tạo việc làm cho 3 lao động địa phương với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp cho nhiều người, với ước muốn: “Tôi muốn thanh niên quê tôi làm giàu trên chính quê hương mình”.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm làm trang trại tổng hợp của anh Luật, liên hệ số điện thoại: 0976.161.620.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 7, giá lợn hơi toàn tỉnh bất ngờ tăng mạnh trở lại, điều này cũng đồng nghĩa thu nhập của người chăn nuôi đang được cải thiện..

Do giá và đầu ra các loại thủy sản như cá lóc, cá rô đầu vuông không ổn định nên nhiều nông hộ ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển sang nuôi cá thát lát cườm. Toàn huyện hiện có gần 10ha diện tích mặt nước và hơn 300 vèo nuôi loại cá này, tập trung nhiều ở xã Bình Thành, Hòa Mỹ và thị trấn Cây Dương (Hậu Giang)…

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Ảnh hưởng của mưa lũ khiến hơn 1 nghìn ha thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại. Người dân đang tập trung khôi phục sản xuất để bảo đảm năng suất, sản lượng vụ cá mới.

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).