Hiệu Quả Từ Vườn Ươm Cây Giâm Hom

Mô hình vườn ươm cây giâm hom không còn lạ với nhiều người dân. Nhiều hộ gia đình vừa có thu nhập cao từ mô hình này, vừa góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương.
Năm 2000, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật về cách ươm cây giâm hom cộng với việc nhận thấy nhu cầu mua cây con rất cao, ông Trần Ngọc Nên (thôn 5, xã Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa) quyết định đầu tư vào vườn ươm cây giâm hom mà chủ yếu là cây keo lai.
Ban đầu, ông Nên mua cây giống từ Quy Nhơn về. Theo ông, kỹ thuật trồng không khó lắm chỉ cần siêng năng chăm sóc đúng các quy trình kỹ thuật thì cây sẽ khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Công đoạn đầu tiên là sàng đất, đóng vào bao; tiếp theo là bấm cành khử trùng thuốc chống khuẩn, kích thích mọc rễ, cấy cây...
Từ 15 - 20 ngày sau đó, cây bén rễ. Trong giai đoạn 3 tháng rưỡi kể từ khi cấy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Giai đoạn từ 3 đến 3 tháng rưỡi, nhớm cây khỏi mặt đất, từ 10 - 15 ngày sau đó có thể xuất bán với giá 600 - 700 đồng/cây con.
Vốn đầu tư ban đầu chỉ hơn 3 triệu đồng, gia đình ông Nên làm kinh tế theo phương châm tính lũy dần dần. Sau một thời gian nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, ông Nên đầu tư mở rộng vườn ươm, vừa tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần bảo đảm nguồn cây giống cho các nơi có nhu cầu.
Vợ chồng ông đã đầu tư hệ thống bơm tự động để thuận tiện cho việc chăm sóc vườn ươm đúng kỹ thuật. Ông còn đầu tư thêm máy phát điện để phòng những lúc cúp điện vẫn có thể tưới nước cho vườn ươm đúng quy trình. Mỗi lứa ông Nên ươm 40.000 cây. Mỗi năm, vợ chồng ông có thể ươm từ 15 lứa trở lên.
Cây con từ vườn ươm của gia đình ông bán quanh năm. “Chủ yếu vào mùa nắng cây phát triển hơn, mùa mưa khó đạt”, bà Huỳnh Thị Út, vợ ông Nên cho biết thêm. Theo nhu cầu của người đặt, ông Nên còn ươm cây keo lai bằng hạt. Điều đáng mừng là nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, cần mẫn chăm sóc, vườn ươm của gia đình ông Nên đạt năng suất cao, đầu ra ổn định.
Từ vườn ươm này, gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động ở địa phương với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng (làm khoán 6 triệu/người/tháng). Hiện tại, vườn ươm cây tại nhà ông Nên có diện tích 1.500m2, ông còn trồng 10ha cây keo lai.
Thu nhập mỗi năm sau khi trừ các chi phí còn lãi từ 200 đến 250 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông Nên còn làm nông nghiệp, trồng hoa màu, chăn nuôi. Ông Trần Ngọc Nên nhiều lần được các cấp khen thưởng về thành tích là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Ông Trần Ngọc Năng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết, trên địa bàn xã hiện có 3 hộ gia đình làm mô hình vườn ươm cây và đạt hiệu quả kinh tế cao. UBND xã đã phổ biến về các mô hình này, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và tổ chức tham quan để nhiều người dân được biết, học hỏi, thực hiện.
Có thể bạn quan tâm

UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất muối theo hướng phát triển tập trung.

Mấy tháng nay, giá trứng gà nông dân bán ra có lúc chỉ 1.200 – 1.300 đ/quả, người chăn nuôi lỗ chổng vó. Ấy thế nhưng ở Hà Nội, cũng quả trứng ấy, vẫn tằng tằng có giá 2.500 đ, thậm chí 3.000 đ, gấp 2 lần giá người chăn nuôi bán ra.

Trong 3 tháng đầu năm 2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân Hội An, tỉnh Quảng Nam đã đánh bắt được 2.478 tấn thủy sản, bằng 99,1% so cùng kỳ và đạt 18,5% kế hoạch năm; Trong đó, sản lượng có khả năng xuất khẩu khoảng 1.061 tấn.

Theo đó, trong thời gian 7 ngày, các học viên được tiếp thu các quy tắc xử lý cứu nạn, cứu hộ trên biển; nghiệp vụ khí tượng hải dương; khai thác và bảo vệ hải sản; nghiệp vụ pháp lý hàng hải, điều động tàu, cứu sinh, cứu hỏa…

Dự kiến DOC sẽ ra quyết định cuối cùng của đợt rà soát trong vòng 120 ngày kể từ khi quyết định sơ bộ được đăng trên công báo liên bang nước này…