Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Vườn Ươm Cây Giâm Hom

Hiệu Quả Từ Vườn Ươm Cây Giâm Hom
Ngày đăng: 23/07/2014

Mô hình vườn ươm cây giâm hom không còn lạ với nhiều người dân. Nhiều hộ gia đình vừa có thu nhập cao từ mô hình này, vừa góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương.

Năm 2000, sau khi được hướng dẫn kỹ thuật về cách ươm cây giâm hom cộng với việc nhận thấy nhu cầu mua cây con rất cao, ông Trần Ngọc Nên (thôn 5, xã Nghĩa Lâm, Tư Nghĩa) quyết định đầu tư vào vườn ươm cây giâm hom mà chủ yếu là cây keo lai.

Ban đầu, ông Nên mua cây giống từ Quy Nhơn về. Theo ông, kỹ thuật trồng không khó lắm chỉ cần siêng năng chăm sóc đúng các quy trình kỹ thuật thì cây sẽ khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Công đoạn đầu tiên là sàng đất, đóng vào bao; tiếp theo là bấm cành khử trùng thuốc chống khuẩn, kích thích mọc rễ, cấy cây...

Từ 15 - 20 ngày sau đó, cây bén rễ. Trong giai đoạn 3 tháng rưỡi kể từ khi cấy phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây. Giai đoạn từ 3 đến 3 tháng rưỡi, nhớm cây khỏi mặt đất, từ 10 - 15 ngày sau đó có thể xuất bán với giá 600 - 700 đồng/cây con.

Vốn đầu tư ban đầu chỉ hơn 3 triệu đồng, gia đình ông Nên làm kinh tế theo phương châm tính lũy dần dần. Sau một thời gian nhận thấy hiệu quả từ mô hình này, ông Nên đầu tư mở rộng vườn ươm, vừa tạo công ăn việc làm, nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, vừa góp phần bảo đảm nguồn cây giống cho các nơi có nhu cầu.

Vợ chồng ông đã đầu tư hệ thống bơm tự động để thuận tiện cho việc chăm sóc vườn ươm đúng kỹ thuật. Ông còn đầu tư thêm máy phát điện để phòng những lúc cúp điện vẫn có thể tưới nước cho vườn ươm đúng quy trình. Mỗi lứa ông Nên ươm 40.000 cây. Mỗi năm, vợ chồng ông có thể ươm từ 15 lứa trở lên.

Cây con từ vườn ươm của gia đình ông bán quanh năm. “Chủ yếu vào mùa nắng cây phát triển hơn, mùa mưa khó đạt”, bà Huỳnh Thị Út, vợ ông Nên cho biết thêm. Theo nhu cầu của người đặt, ông Nên còn ươm cây keo lai bằng hạt. Điều đáng mừng là nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, cần mẫn chăm sóc, vườn ươm của gia đình ông Nên đạt năng suất cao, đầu ra ổn định.

Từ vườn ươm này, gia đình ông đã tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động ở địa phương với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng (làm khoán 6 triệu/người/tháng). Hiện tại, vườn ươm cây tại nhà ông Nên có diện tích 1.500m2, ông còn trồng 10ha cây keo lai.

Thu nhập mỗi năm sau khi trừ các chi phí còn lãi từ 200 đến 250 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình ông Nên còn làm nông nghiệp, trồng hoa màu, chăn nuôi. Ông Trần Ngọc Nên nhiều lần được các cấp khen thưởng về thành tích là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Ông Trần Ngọc Năng - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lâm cho biết, trên địa bàn xã hiện có 3 hộ gia đình làm mô hình vườn ươm cây và đạt hiệu quả kinh tế cao. UBND xã đã phổ biến về các mô hình này, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và tổ chức tham quan để nhiều người dân được biết, học hỏi, thực hiện.


Có thể bạn quan tâm

Thừa khoai lang xuất khẩu Thừa khoai lang xuất khẩu

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

31/07/2015
Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình) Cây đậu tương trên đất Hồng Minh (Thái Bình)

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

31/07/2015
Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía Nguy cơ bùng phát bệnh trắng lá mía

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

31/07/2015
Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định) Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất đậu phụng ở Cát Tài (Bình Định)

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

31/07/2015
Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.

31/07/2015