Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống
Ngày đăng: 24/02/2014

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

Theo anh Nhớ, trồng tiêu bằng trụ sống hạn chế được nhiều loại bệnh, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch mỗi trụ 3-4 kg. Anh Nhớ chia sẻ kinh nghiệm: Trồng tiêu trên cây keo phải thường xuyên phun thuốc để diệt rầy, vì cây keo có nhiều loại rầy gây hại, đặc biệt là vào mùa mưa.

Tương tự, vườn tiêu gần 500 trụ trồng bằng cây keo đã cho thu hoạch hơn 5 năm của gia đình anh Đinh Voh (thôn Tơ Drăh 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) vẫn cho thu hoạch đều đặn mỗi năm trên 1 tấn. Anh Voh chia sẻ: “Mặc dù trồng tiêu bằng trụ sống trái không nhiều, nhưng bù lại năm nào cũng cho trái đều không phải năm được năm mất như tiêu trồng trụ gỗ hay trụ bê tông. Đặc biệt, cây tiêu luôn xanh tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm như những vườn tiêu trồng trên cây trụ gỗ, bê tông…

Có thể nói sử dụng trụ sống để trồng tiêu là kiểu canh tác bền vững, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế các loại bệnh nguy hiểm, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu, nhất là góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa Tập trung đẩy nhanh tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa

Theo kế hoạch, năm 2015, toàn tỉnh sẽ gieo cấy 32.600ha lúa mùa. Tuy nhiên, tiến độ làm đất sản xuất vụ mùa hiện nay khá chậm, đặc biệt là đối với những diện tích tiếp tục sản xuất vụ đông.

25/06/2015
Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

25/06/2015
Đối phó dịch lở mồm long móng Đối phó dịch lở mồm long móng

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

25/06/2015
Ngư dân kêu cứu Ngư dân kêu cứu

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

25/06/2015
Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

25/06/2015