Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.
Theo anh Nhớ, trồng tiêu bằng trụ sống hạn chế được nhiều loại bệnh, cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu hoạch mỗi trụ 3-4 kg. Anh Nhớ chia sẻ kinh nghiệm: Trồng tiêu trên cây keo phải thường xuyên phun thuốc để diệt rầy, vì cây keo có nhiều loại rầy gây hại, đặc biệt là vào mùa mưa.
Tương tự, vườn tiêu gần 500 trụ trồng bằng cây keo đã cho thu hoạch hơn 5 năm của gia đình anh Đinh Voh (thôn Tơ Drăh 1, xã Bar Măih, huyện Chư Sê) vẫn cho thu hoạch đều đặn mỗi năm trên 1 tấn. Anh Voh chia sẻ: “Mặc dù trồng tiêu bằng trụ sống trái không nhiều, nhưng bù lại năm nào cũng cho trái đều không phải năm được năm mất như tiêu trồng trụ gỗ hay trụ bê tông. Đặc biệt, cây tiêu luôn xanh tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh chết nhanh, chết chậm như những vườn tiêu trồng trên cây trụ gỗ, bê tông…
Có thể nói sử dụng trụ sống để trồng tiêu là kiểu canh tác bền vững, vừa kéo dài thời gian khai thác vườn tiêu, hạn chế các loại bệnh nguy hiểm, giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu, nhất là góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn Bình Phước lại xuất hiện một số nhóm đối tượng thu mua lá điều khô, dư luận đặt dấu hỏi về mục đích thu mua kỳ lạ này

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Chư Jút, vụ hè thu năm nay, địa phương sẽ tiến hành gieo trên 15.900 ha cây trồng các loại, trong đó, diện tích cây ngô, lúa vẫn chiếm ưu thế. Hiện tại, bà con ở các xã, thị trấn đã chủ động làm đất, xuống giống đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Việc áp dụng đệm lót sinh học (ĐLSH) vào chăn nuôi đang đem lại nhiều hiệu quả trong việc giúp nông dân giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chi phí thức ăn, công chăm sóc, giúp lợn tăng trọng nhanh... Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình này đang gặp nhiều khó khăn.

Quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Xuyến, đội 19, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) tìm ra hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng nâng cao thu nhập từ mảnh ruộng của gia đình.