Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất

Hiệu Quả Từ Việc Áp Dụng KHKT Vào Sản Xuất
Ngày đăng: 15/10/2014

Bà Phạm Thị Tươi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Để đẩy nhanh tiến bộ KHKT vào sản xuất, đơn vị chủ động phối hợp với trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện, thị; ban nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh khảo sát, đánh giá tiềm năng thổ nhưỡng, trình độ thâm canh và tập quán sản xuất của người dân; nhu cầu thị trường từng địa phương nhằm chuyển giao tiến bộ KHKT phù hợp, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nông dân thông qua thực hiện các cuộc tập huấn, hội thảo và mô hình trình diễn.

Từ năm 2013 đến nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức 83 lớp tập huấn, hội thảo phổ biến quy trình KHKT cho người dân, như: quy trình gieo cấy lúa bằng công cụ sạ hàng; gieo trồng các giống ngô, đậu tương chất lượng cao; nuôi lợn an toàn sinh học, gà thịt... cho trên 2.500 lượt người tham gia.

Căn cứ điều kiện thực tế từng địa phương, Trung tâm xây dựng các mô hình điểm giúp bà con có điều kiện quan sát thực tế, chứng kiến hiệu quả từ việc ứng dụng KHKT vào sản xuất để áp dụng phát triển kinh tế hộ; nâng cao nhận thức và trình độ canh tác của người dân; nhiều mô hình điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành “thương hiệu” cho các địa phương.

Có thể kể đến là mô hình sản xuất thử nghiệm các giống lúa lai năng suất, chất lượng cao; mô hình trồng rau sạch theo hướng VietGap, trồng nhiều giống cây ăn quả tại các xã vùng lòng chảo huyện Điện Biên; mô hình ngô lai chất lượng cao tại huyện Tuần Giáo; mô hình sản xuất đậu tương ở huyện Tủa Chùa... Từ đó giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống và rút ngắn thời gian xóa đói, giảm nghèo.

Huyện Điện Biên được đánh giá là địa phương tiên phong ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Hiện nay, toàn huyện có trên 6.000ha đất nông nghiệp sản xuất chuyên canh lúa, tập trung chủ yếu tại các xã vùng lòng chảo - vùng trọng điểm sản xuất thóc gạo của tỉnh. Mỗi năm, huyện thu hoạch gần 70.000 tấn thóc, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho người dân trên địa bàn mà còn trở thành hàng hóa xuất bán ra các tỉnh bạn.

Đây là kết quả của quá trình không ngừng chuyển giao KHKT bằng cách đưa vào sản xuất thử nghiệm các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, từng bước cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Bà Đặng Thị Hồng, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên cho biết: Căn cứ định hướng phát triển kinh tế của huyện và nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, trạm tổ chức thực hiện các mô hình thí điểm giống lúa mới Bắc thơm số 7, HT số 1, KV 10 để lựa chọn, bổ sung cơ cấu giống lúa trên địa bàn.

Công tác tập huấn KHKT cho người dân được chú trọng tổ chức thực hiện. Mỗi vụ sản xuất, Trạm phối hợp với các xã thực hiện mô hình trên địa bàn tổ chức tập huấn, chia thành 3 đợt để hướng dẫn người dân sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.

Từ năm 2012, các mô hình “3 giảm, 3 tăng” trong sản xuất lúa phát huy hiệu quả rõ rệt. Mỗi năm, người dân trên địa bàn huyện Điện Biên tiết kiệm gần 10 tỷ đồng từ việc giảm giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất và sản lượng lúa tăng. Năng suất lúa bình quân năm 2013 đạt 61,4 tạ/ha, tăng 3,3 tạ/ha so với năm 2012.

Cùng với đó, phong trào cơ giới hóa nông nghiệp được triển khai thực hiện; 100% diện tích lúa vùng lòng chảo Điện Biên được cơ giới hóa khâu làm đất. Chị Vũ Thị Thúy, đội 11, xã Thanh Xương cho biết: Gia đình tôi có khoảng 4.000m2 ruộng. Trước đây, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm nên tốn nhiều chi phí, năng suất thấp. Những năm gần đây, được tham gia các lớp tập huấn do huyện, xã tổ chức đã giúp tôi nắm được quy trình sản xuất, cách thức phát hiện và phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa.

Đặc biệt, sau khi tham gia mô hình “3 giảm, 3 tăng”, được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, mỗi vụ lúa tôi tiết kiệm khoảng 50% chi phí sản xuất và năng suất cũng tăng lên so với trước đây.


Có thể bạn quan tâm

Chàng trai làm giàu từ trái vả Chàng trai làm giàu từ trái vả

Trong quá trình kinh doanh và chế biến món ăn, Mai Quốc Bảo phát hiện trái vả rất tốt cho đường tiêu hóa. Anh đã bắt tay vào tìm hiểu về trái vả…

31/03/2021
Trồng cây hoa trạng nguyên, cho thu nhập 50 - 70 triệu đồng/sào Trồng cây hoa trạng nguyên, cho thu nhập 50 - 70 triệu đồng/sào

Trồng 1 sào 700 - 1.200 cây trạng nguyên từ đầu năm đến cuối năm sẽ cho thu nhập 50-70 triệu đồng, tùy kỹ năng canh tác.

01/04/2021
Chàng trai biến ngôi nhà ở thành vườn nấm quý Chàng trai biến ngôi nhà ở thành vườn nấm quý

Một thanh niên biến ngôi nhà 2 tầng trở thành vườn nấm. Cũng từ ngôi nhà này, anh đã nghiên cứu trồng nấm mối đặc sản...

03/04/2021
Nuôi cua biển theo bí kíp này, nông dân Cà Mau tha hồ khấm khá Nuôi cua biển theo bí kíp này, nông dân Cà Mau tha hồ khấm khá

Nhờ tham gia vào lớp dạy kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm theo hướng cải tiến, nhiều nông dân tại ấp Bàu Vũng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau)

05/04/2021
Về quê trồng rau sạch 5 không công nghệ cao Về quê trồng rau sạch 5 không công nghệ cao

Rất nhiều thanh niên từ bỏ công việc ổn định nơi Thủ đô trở về quê khởi nghiệp trồng rau sạch và thành công, trong đó có anh Nguyễn Thanh Liêm ở Bắc Ninh.

09/04/2021