Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau

Tưới phun sương cho vườn rau là kỹ thuật mà gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ - Gia Lai) đang áp dụng cho vườn rau của mình. Sau 6 tháng sử dụng, hệ thống này đã đem lại hiệu quả cao, đáng để các nhà nông học theo.
Đã mấy chục năm gắn bó với nghề trồng rau, bà Quyên cũng chỉ thực hiện tưới tràn theo rãnh cho tới khi người cháu từ TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) sang chơi, mang theo những chiếc đầu vòi phun có hình dạng giống đầu bec tưới cà phê nhưng nhỏ hơn, dùng để tưới rau. Bà Quyên cho biết kỹ thuật lắp vòi phun sương cho vườn rau khá đơn giản mặc dù ban đầu hơi bỡ ngỡ do kỹ thuật này còn quá mới đối với nông dân trồng rau tại đây.
Đầu vòi phun được lắp vào dây ống nhựa nhỏ nối với ống nước chính để dẫn nước. Mỗi ống dây nhựa có gắn đầu vòi phun được cố định vào những cây tre nhỏ cao khoảng 1 mét để có thể đứng vững. Khoảng cách giữa các vòi phun 2-2,5 mét. Sau đó chỉ cần bật công tơ, nước được dẫn đến từng đầu vòi phun, bị nén lại và tạo thành các tia nước li ti, dần dần thấm vào đất.
Tùy vào mỗi loại đầu vòi phun mà nước được bắn ra theo dạng sương hoặc hạt mưa. Bà Quyên cho biết: “Đầu tư hệ thống phun sương này cũng không quá tốn kém, nhất là đối với các gia đình đã có sẵn hệ thống ống dẫn nước. Để lắp hệ thống phun sương cho 1 sào rau, gia đình chỉ tốn gần 1 triệu đồng với 150 vòi phun”.
Nằm sát quốc lộ 19, vườn rau nhà bà Quyên dễ dàng thu hút mọi ánh nhìn bởi đây là nơi duy nhất tại địa phương áp dụng hệ thống tưới nước mới này. Tại vườn, các ống phun được cắm đều tăm tắp, những luống bắp sú lên xanh tốt. “So với cách tưới nước cũ, tưới phun sương này hiệu quả hơn rất nhiều, đặc biệt là nó giúp phân bố nước đồng đều, hạt nước nhỏ nên giữ cho đất luôn tơi xốp, mặt đất không bị “lỳ” - bà Quyên nói. Cũng theo bà Quyên, cách tưới này cũng giúp tiết kiệm nước từ 20% đến 30%, thích hợp cho những vùng trồng rau thường bị nắng nóng kéo dài.
Nước được phun từ trên cao xuống cũng khiến cho bề mặt lá của cây rau được rửa sạch bụi bặm, giúp rau sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Nhờ vậy mà 1 sào bắp sú cho thu hoạch khoảng 4 tấn, tăng khoảng 30% so với cách tưới trước đây. Với nụ cười mãn nguyện, bà Quyên cho biết thêm: “Không những cho năng suất hơn mà cách tưới này cũng giúp gia đình tôi tiết kiệm được nhân công và thời gian.
Nhà tôi buôn bán lagim nên ngày trước thường rất bận bịu do phải dành thời gian để tưới nước cho vườn rau, nhưng nay thì có thể bật máy để tự tưới, còn mình làm những việc khác, đỡ vất vả hơn rất nhiều”. Không chỉ riêng cây bắp sú, cách làm này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các loại rau, đặc biệt là rau ăn lá. Vì vậy, đây thực sự là phương pháp đáng để bà con nông dân vùng chuyên canh rau này học hỏi nhằm tiết kiệm nhân công, nâng cao năng suất, cải thiện cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Ông Long cho biết: “Lượng đường tồn kho hiện cao gấp đôi cùng kỳ năm trước, và giá đường tại Cần Thơ cũng đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/ki lô gam… trong khi mùa thu hoạch mía niên vụ 2014 – 2015 đã bắt đầu.”

Vài năm trở lại đây, nông dân (ND) xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổi đời nhờ mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Với hướng đi mới, Thành Lập đã có những cánh đồng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, rau xanh tăng giá là do ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua. Do nước sông Cầu lên cao nên tại các khu vực trồng rau chuyên canh của tỉnh như Huống Thượng (Đồng Hỷ); Đồng Bẩm, Túc Duyên (T.P Thái Nguyên); Nhã Lộng (Phú Bình)… nhiều diện tích rau nằm ven khu vực bờ sông đã bị ngập úng, hỏng hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.

Mang kỳ vọng ngành đánh bắt xa bờ Việt Nam sẽ hiện đại và hiệu quả hơn, nhưng chuyến đi biển đầu tiên của con tàu vỏ thép đã không thành công như mong đợi.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở Tiền Giang đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sơ ri, đồng thời chú trọng đầu tư KHKT để đảm bảo lượng hàng chất lượng cao XK sang Nhật.