Hiệu quả từ trồng bắp non làm thức ăn chăn nuôi

Theo bà con nông dân trồng bắp ở Cát Tài, cây bắp ở thời điểm 75-80 ngày tuổi có thể thu hoạch, giá bán tại ruộng là 970 đồng/kg.
Năng suất bắp lai vụ Thu ở Cát Tài ước 50 tấn/ha (cả thân, lá); với giá bán như hiện nay, mỗi héc ta bắp non cho thu nhập 48,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng/ha.
Từ đầu năm đến nay, nông dân Cát Tài đã bán cho Công ty Bò sữa Nhơn Tân hơn 1.000 tấn bắp non làm thức ăn cho bò sữa.
Được biết, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã thực hiện thành công mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa tại xã Cát Tài.
Mô hình được nhân rộng và tiếp tục thực hiện cho đến nay. Theo UBND xã Cát Tài, trong 2 năm 2104-2015, diện tích trồng bắp non ở địa phương khoảng 250 - 300 ha/năm, đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.