Hiệu quả từ trồng bắp non làm thức ăn chăn nuôi

Theo bà con nông dân trồng bắp ở Cát Tài, cây bắp ở thời điểm 75-80 ngày tuổi có thể thu hoạch, giá bán tại ruộng là 970 đồng/kg.
Năng suất bắp lai vụ Thu ở Cát Tài ước 50 tấn/ha (cả thân, lá); với giá bán như hiện nay, mỗi héc ta bắp non cho thu nhập 48,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 20 triệu đồng/ha.
Từ đầu năm đến nay, nông dân Cát Tài đã bán cho Công ty Bò sữa Nhơn Tân hơn 1.000 tấn bắp non làm thức ăn cho bò sữa.
Được biết, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã thực hiện thành công mô hình trồng bắp non làm thức ăn cho bò sữa tại xã Cát Tài.
Mô hình được nhân rộng và tiếp tục thực hiện cho đến nay. Theo UBND xã Cát Tài, trong 2 năm 2104-2015, diện tích trồng bắp non ở địa phương khoảng 250 - 300 ha/năm, đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, vừa ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.

Ngày 26/8, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) phối hợp Phòng Kinh tế và hạ tầng Vũng Liêm tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho hơn 30 nông dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Rầy nâu đã và đang xuất hiện phá hại trà lúa hè thu. Để không xảy ra cháy rầy, ngành chức năng khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện để phun thuốc trừ rầy.

Sâm Ngọc Linh - một loại dược liệu quý phân bố ở vùng núi cao giáp ranh giữa Quảng Nam và Kon Tum, đang được kỳ vọng trở thành cây thương phẩm có giá trị xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên vùng đất lúa nhiễm phèn nặng, năng suất thấp để cải thiện thu nhập là mục tiêu trọng tâm của chính quyền và nông dân ấp Ba Tiêu, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Mô hình trồng sen lấy ngó hiện đang được người dân Ba Tiêu ưa chuộng, bởi thời gian trồng, chăm sóc dễ dàng và cho thu hoạch nhanh. So với trồng lúa, mô hình này cho thu nhập cao hơn.