Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.
Mục tiêu được đặt ra của phong trào nói trên là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được nông dân hưởng ứng tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc đúng kỹ thuật để năng suất điều cao hơn. Theo UBND huyện Đạ Huoai, công tác vận động nông dân tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán cây điều ở năm 2012 đã mang lại hiệu quả một cách khá rõ rệt. Cụ thể, vụ điều năm 2013 mặc dù bị ảnh hưởng của một cơn bão xảy ra đúng vào thời điểm cây điều ra hoa tập trung nhưng năng suất bình quân của toàn huyện vẫn đạt 8,26 tạ/ha, cao hơn 18,6% so với năng suất điều năm 2012.
Cũng trong năm 2012, toàn huyện đã huy động được 3.190 hộ dân ra quân tỉa cành, tỉa thưa và tạo tán được hơn 73% diện tích trên tổng số 5.100ha cả huyện và năm 2013 này, huyện sẽ phấn đầu tỉa tán, tạo cành cho 90% diện tích.
Theo các chuyên gia, điều là cây ưa sáng, do vậy, trên cùng một cây điều, chỉ những cành ở phía bên ngoài trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời, mới cho hoa và trái; còn những cành nằm phía bên trong tán mặc dầu vẫn hấp thu nguồn dinh dưỡng nhưng không có khả năng nhận được ánh sáng mặt trời, thì khả năng cho hoa và trái rất kém. Nhờ đó, việc tỉa thưa, tỉa cành và tạo tán cho cây điều sẽ làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho vườn cây được thông thoáng, giảm độ ẩm, sâu bệnh…
Để đảm bảo vườn điều được cung cấp ánh sáng hợp lý, đối với các vườn điều có mật độ cây cao (nhiều cây, vì trồng quá dày), thì phải đốn tỉa thưa, chỉ duy trì mật độ từ 100 - 120 cây trên mỗi ha; đồng thời, cần cắt bỏ những cành giao nhau, đảm bảo tán của cây này cách tán cây kia tối thiểu từ 1 - 1,5m, cắt bỏ những cành vô hiệu... Với cách làm trên, dự kiến vụ điều năm 2014, năng suất điều bình quân của toàn huyện Đạ Huoai sẽ được nâng lên ở mức hơn 9,2 tạ/ha, tăng 10% so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Là một trong những địa bàn trọng điểm nuôi thuỷ sản của tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.

Khi nói về kết quả nghề nuôi cá ở địa phương, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê cho biết: Hiện nay Tuy Lộc có gần 100ha chuyên nuôi thủy sản, chủ yếu chuyển đổi từ đất ruộng sang làm ao nuôi, bà con áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nên cho năng suất bình quân gần 3 tấn/ha.

Đối với các tỉnh có diện tích điều lớn, là cây trồng chủ lực (Bình Phước, Đồng Nai), Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị sở NN-PTNT các địa phương này tham mưu để đưa việc phát triển ngành điều vào Nghị quyết Đại hội Đảng, làm cơ sở chính trị để thúc đẩy ngành điều phát triển.