Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.
Mục tiêu được đặt ra của phong trào nói trên là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được nông dân hưởng ứng tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc đúng kỹ thuật để năng suất điều cao hơn. Theo UBND huyện Đạ Huoai, công tác vận động nông dân tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán cây điều ở năm 2012 đã mang lại hiệu quả một cách khá rõ rệt. Cụ thể, vụ điều năm 2013 mặc dù bị ảnh hưởng của một cơn bão xảy ra đúng vào thời điểm cây điều ra hoa tập trung nhưng năng suất bình quân của toàn huyện vẫn đạt 8,26 tạ/ha, cao hơn 18,6% so với năng suất điều năm 2012.
Cũng trong năm 2012, toàn huyện đã huy động được 3.190 hộ dân ra quân tỉa cành, tỉa thưa và tạo tán được hơn 73% diện tích trên tổng số 5.100ha cả huyện và năm 2013 này, huyện sẽ phấn đầu tỉa tán, tạo cành cho 90% diện tích.
Theo các chuyên gia, điều là cây ưa sáng, do vậy, trên cùng một cây điều, chỉ những cành ở phía bên ngoài trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời, mới cho hoa và trái; còn những cành nằm phía bên trong tán mặc dầu vẫn hấp thu nguồn dinh dưỡng nhưng không có khả năng nhận được ánh sáng mặt trời, thì khả năng cho hoa và trái rất kém. Nhờ đó, việc tỉa thưa, tỉa cành và tạo tán cho cây điều sẽ làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho vườn cây được thông thoáng, giảm độ ẩm, sâu bệnh…
Để đảm bảo vườn điều được cung cấp ánh sáng hợp lý, đối với các vườn điều có mật độ cây cao (nhiều cây, vì trồng quá dày), thì phải đốn tỉa thưa, chỉ duy trì mật độ từ 100 - 120 cây trên mỗi ha; đồng thời, cần cắt bỏ những cành giao nhau, đảm bảo tán của cây này cách tán cây kia tối thiểu từ 1 - 1,5m, cắt bỏ những cành vô hiệu... Với cách làm trên, dự kiến vụ điều năm 2014, năng suất điều bình quân của toàn huyện Đạ Huoai sẽ được nâng lên ở mức hơn 9,2 tạ/ha, tăng 10% so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Trong 2 năm (từ 2015 đến 2017), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa sẽ triển khai đề tài “Ứng dụng quy trình thâm canh cây cà phê kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm phù hợp với điều kiện canh tác huyện Khánh Sơn".

Mặc dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có khoảng trên 5 triệu tấn ngô. Do đó việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngô nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào ngô nhập khẩu đang được ngành nông nghiệp kỳ vọng lớn.

Theo Chi cục Thủy lợi, đến ngày 9-8, toàn tỉnh Bắc Giang còn khoảng 1 nghìn ha lúa ở huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên tiêu bằng hệ thống tự chảy vẫn bị ngập úng do mực nước sông cao. Ước tính, toàn tỉnh có hơn 2 nghìn ha lúa mất trắng sau đợt mưa lũ vừa qua.

Mô hình liên kết sản xuất ngô lai thương phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế.

Trước thực trạng hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng) liên tiếp gặp khó khăn trong tiêu thụ những niên vụ gần đây; đặc biệt là giá trị thị trường luôn rớt xuống ở mức rất thấp mỗi khi bước vào vụ thu hoạch rộ, tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp trước thềm niên vụ hành sắp tới.