Hiệu Quả Từ Tỉa Tán, Tạo Cành Cho Cây Điều

Từ giữa tháng 5 đến nay, trên địa bàn huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng), đã có hàng nghìn hộ dân hưởng ứng ra quân tỉa thưa, tỉa tán, tạo cành cho cây điều.
Mục tiêu được đặt ra của phong trào nói trên là phấn đấu có trên 90% diện tích điều được nông dân hưởng ứng tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán và chăm sóc đúng kỹ thuật để năng suất điều cao hơn. Theo UBND huyện Đạ Huoai, công tác vận động nông dân tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán cây điều ở năm 2012 đã mang lại hiệu quả một cách khá rõ rệt. Cụ thể, vụ điều năm 2013 mặc dù bị ảnh hưởng của một cơn bão xảy ra đúng vào thời điểm cây điều ra hoa tập trung nhưng năng suất bình quân của toàn huyện vẫn đạt 8,26 tạ/ha, cao hơn 18,6% so với năng suất điều năm 2012.
Cũng trong năm 2012, toàn huyện đã huy động được 3.190 hộ dân ra quân tỉa cành, tỉa thưa và tạo tán được hơn 73% diện tích trên tổng số 5.100ha cả huyện và năm 2013 này, huyện sẽ phấn đầu tỉa tán, tạo cành cho 90% diện tích.
Theo các chuyên gia, điều là cây ưa sáng, do vậy, trên cùng một cây điều, chỉ những cành ở phía bên ngoài trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời, mới cho hoa và trái; còn những cành nằm phía bên trong tán mặc dầu vẫn hấp thu nguồn dinh dưỡng nhưng không có khả năng nhận được ánh sáng mặt trời, thì khả năng cho hoa và trái rất kém. Nhờ đó, việc tỉa thưa, tỉa cành và tạo tán cho cây điều sẽ làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giúp cho vườn cây được thông thoáng, giảm độ ẩm, sâu bệnh…
Để đảm bảo vườn điều được cung cấp ánh sáng hợp lý, đối với các vườn điều có mật độ cây cao (nhiều cây, vì trồng quá dày), thì phải đốn tỉa thưa, chỉ duy trì mật độ từ 100 - 120 cây trên mỗi ha; đồng thời, cần cắt bỏ những cành giao nhau, đảm bảo tán của cây này cách tán cây kia tối thiểu từ 1 - 1,5m, cắt bỏ những cành vô hiệu... Với cách làm trên, dự kiến vụ điều năm 2014, năng suất điều bình quân của toàn huyện Đạ Huoai sẽ được nâng lên ở mức hơn 9,2 tạ/ha, tăng 10% so với hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.