Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.
Ở 3 huyện nói trên, kể từ vụ Đông Xuân 2011-2012 đến vụ Hè Thu năm 2013 đã có 12.887 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm với 7.336 ha lúa. Tổng số tiền mua bảo hiểm đạt 6,887 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 5,6 tỷ đồng, người dân tự đóng góp 1,287 tỷ đồng.
Trong vụ Hè Thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm lúa do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất với mức bồi thường gần 17 triệu đồng với diện tích 29,4ha.
Trong khi đó, Vụ Đông Xuân 2012-2013 Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường cho 206 hộ dân ở huyện Tân Hồng bị thiệt hại trên cây lúa do bị ngập úng với số tiền 633,4 triệu đồng.
Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Một số công ty ký kết thu mua lúa cho nông dân đã tham gia hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa như Công ty Dasco, công ty TNHH Thanh Tùng… Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy việc triển khai mở rộng bảo hiểm nông nghiệp sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ trong mối liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.

Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TX Sông Cầu (Phú Yên) từ đầu năm đến nay có nhiều thuận lợi, các đối tượng nuôi đều phát triển tốt, bệnh trên tôm hùm nuôi cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, hiện việc nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bền vững, môi trường nhiều vùng nuôi bị ô nhiễm…

Với đàn chim trĩ gần 100 con, trong đó có 60 chim mái đang trong giai đoạn đẻ trứng, sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận mỗi năm từ việc bán con giống và chim trưởng thành ước từ 70 - 100 triệu đồng/năm.

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.