Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.
Ở 3 huyện nói trên, kể từ vụ Đông Xuân 2011-2012 đến vụ Hè Thu năm 2013 đã có 12.887 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm với 7.336 ha lúa. Tổng số tiền mua bảo hiểm đạt 6,887 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 5,6 tỷ đồng, người dân tự đóng góp 1,287 tỷ đồng.
Trong vụ Hè Thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm lúa do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất với mức bồi thường gần 17 triệu đồng với diện tích 29,4ha.
Trong khi đó, Vụ Đông Xuân 2012-2013 Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường cho 206 hộ dân ở huyện Tân Hồng bị thiệt hại trên cây lúa do bị ngập úng với số tiền 633,4 triệu đồng.
Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Một số công ty ký kết thu mua lúa cho nông dân đã tham gia hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa như Công ty Dasco, công ty TNHH Thanh Tùng… Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy việc triển khai mở rộng bảo hiểm nông nghiệp sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ trong mối liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Từ đầu tháng 8 đến nay, ngư dân xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) rất phấn khởi vì được mùa ruốc, sản lượng khai thác khoảng 20 tấn/ngày. Giá ruốc tươi dao động từ 18- 25 ngàn đồng/kg, ruốc khô bán với giá là 90 ngàn đồng/kg. Nhờ được mùa ruốc nên ngư dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.