Hiệu Quả Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Cây Lúa

Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại 3 huyện Tân Hồng, Tháp Mười, và Châu Thành thu được nhiều kết quả tích cực.
Ở 3 huyện nói trên, kể từ vụ Đông Xuân 2011-2012 đến vụ Hè Thu năm 2013 đã có 12.887 lượt hộ nông dân tham gia mua bảo hiểm với 7.336 ha lúa. Tổng số tiền mua bảo hiểm đạt 6,887 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 5,6 tỷ đồng, người dân tự đóng góp 1,287 tỷ đồng.
Trong vụ Hè Thu năm 2012 đã phát sinh bồi thường bảo hiểm lúa do bị ngập úng đầu vụ và sụt giảm năng suất với mức bồi thường gần 17 triệu đồng với diện tích 29,4ha.
Trong khi đó, Vụ Đông Xuân 2012-2013 Công ty Bảo Việt Đồng Tháp đã tổ chức bồi thường cho 206 hộ dân ở huyện Tân Hồng bị thiệt hại trên cây lúa do bị ngập úng với số tiền 633,4 triệu đồng.
Chính sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã được người dân quan tâm, thấy được lợi ích khi tham gia bảo hiểm, chia sẻ rủi ro khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Một số công ty ký kết thu mua lúa cho nông dân đã tham gia hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa như Công ty Dasco, công ty TNHH Thanh Tùng… Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy việc triển khai mở rộng bảo hiểm nông nghiệp sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ trong mối liên kết giữa nông dân-doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đang áp dụng mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng cho thu nhập kinh tế cao và ổn định.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện Công văn số 1240/UBND-NL của UBND tỉnh về việc kiểm tra việc gieo ươm giống mắc ca của Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 277/QĐ-SNN thành lập đoàn thanh tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.