Hiệu Quả Từ Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những ngày qua, nhiều nông dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình bước vào vụ thu hoạch tôm nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Phần lớn các hộ nuôi đều có lợi nhuận khá cao.
Cuối năm 2013, ông Quách Thành Đông ở ấp 8, xã Trí Lực được Nhà nước đầu tư nuôi tôm sú theo dự án hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất của tỉnh. Ông được đầu tư 50% chi phí con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Sau gần 3 tháng thả nuôi đúng quy trình kỹ thuật, trên gần 3 ha, tôm đạt năng suất khá cao, ông thu hoạch được hơn 1,3 tấn, tôm có kích cỡ từ 32-40 con/kg, mang về lợi nhuận cho gia đình anh gần 200 triệu đồng.
Ông Trần Văn Hận, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã Trí Lực, cho biết, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn xã Trí Lực nằm trong dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Dự án triển khai thực hiện trên địa bàn xã với diện tích gần 30 ha cho 30 hộ dân; được đầu tư 100% con giống, 30% thức ăn và các chế phẩm sinh học, với tổng kinh phí hỗ trợ cho nông dân xã Trí Lực hơn 450 triệu đồng. Cũng theo ông Hận, qua 2 năm triển khai, có thể khẳng định mô hình đã thành công, nhiều hộ đạt lợi nhuận từ 40-80 triệu đồng/ha, có hộ đạt gần 200 triệu đồng/ha.
Không riêng gì xã Trí Lực, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao còn được triển khai hiệu quả ở một số xã trên địa bàn huyện. Tiêu biểu như hộ ông Tô Thanh Tòng, ấp 8, xã Tân Lộc Bắc. Ông Tòng có tổng diện tích đất hơn 1 ha, thả nuôi 36.000 con tôm giống, sau 2,5 tháng chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật, tôm đạt trọng lượng trung bình 40 con/kg, trừ chi phí ông còn lãi trên 50 triệu đồng.
Hiện nay, toàn huyện Thới Bình có hơn 2.500 ha đất nuôi tôm quang canh cải tiến năng suất cao, tăng gấp 4 lần so năm 2012, năng suất thu hoạch mỗi vụ bình quân gần 500 kg/ha. Với mô hình này, nhiều bà con có mức thu nhập đạt từ 50-80 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thống.
Thành công từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Thới Bình cho thấy, khi người nông dân biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật sẽ giảm được rất nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm tôm có chất lượng cao.
Theo đó, dần thay thế cách nuôi tôm truyền thống năng suất thấp và góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, tiến tới đạt tiêu chí thu nhập trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Căn cứ vào hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt tại huyện Van Ninh hiện nay cho thấy thành công của nghề nuôi tỉ lệ thuận với công sức và mức độ đầu tư của người nuôi. Như vậy việc đầu tư bài bản, quản lý tốt, yếu tố môi trường trong nuôi của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát lót bạt đang là kinh nghiệm cho các hộ nuôi tôm trên toàn địa bàn tỉnh.

Sở dĩ đàn bò tăng là do thời gian gần đây, giá thịt bò ổn định và có xu hướng tăng, nên người chăn nuôi đã đầu tư phát triển loại vật nuôi này. Đáng chú ý là tại một số địa phương trên địa bàn thị xã An Nhơn, Phù Cát, Vĩnh Thạnh… nhiều nông hộ đã chọn mua các giống bò có tỉ lệ máu ngoại cao, đầu tư chăm sóc chu đáo đã mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Cụ thể, trứng vịt tươi có giá từ 22.000-24.000 đ/chục, tăng 7.000 đ/chục so với 2 tháng trước. Giá hột vịt lộn từ nửa tháng trước có lúc tụt giá chỉ còn 21.000 đ/chục, nay đã tăng lên từ 26.000-30.000 đ/chục. Giá trứng gà công nghiệp tăng 2.000 đ/chục lên 20.000 đ/chục, trứng gà ta 26.000đ/chục, tăng 6.000 đ/chục.

Một con chim trĩ có giá từ 100.000 - 1 triệu đồng. Chim trĩ đang đẻ trứng thì giá khoảng 1,5 triệu đồng. Giá thịt chim trĩ từ 250.000 - 300.000 đồng/kg; trứng 45.000 - 50.000 đồng/quả.

Hơn 5 tháng qua, Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC) đã tập trung sản xuất cung ứng giống, nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh hoạt động chuyên ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định. Đặc biệt là thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trên lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi. Từ sản xuất cung ứng giống Tuy diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không lớn, giá trị gia tăng từ cây lúa không cao nhưng tác động vào cây lúa là góp phần quan trọng vào cải thiện thu nhập cho người trồng lúa vốn chiếm một tỷ lệ khá cao trong nông hộ của tỉnh. Ở vụ Đông - Xuân 2014, Trung tâm đã xây dựng được một bộ giống chủ lực, bộ giống triển vọng cho tỉnh. Từ sự hỗ trợ kinh phí của Dự án DBRP, năm vừa qua, Trung tâm đã lọc dòng thuần, phục tráng thành công lúa OC 10, nhanh chóng sản xuất giống cung cấp cho nông dân trong, ngoài tỉnh. Đây là giống lúa được doanh nghiệp bao tiêu trong các cánh đồng mẫu lớn ở Bến Tre. Bên cạnh giống cho cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm còn cung ứng các giống chất lượng cao phục vụ các vùng sản xu