Hiệu quả từ nuôi hàu bằng gạch ống

Mỗi năm ông Thịnh thu nhập từ tiền bán hàu thịt trên 40 triệu đồng.
Trong khi đó, vốn đầu tư của ông Thịnh chưa đến 3 triệu đồng.
Hàu là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là loài động vật nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, sống bám vào các đá tảng, móng cầu, chang đước, thành cống vuông tôm và chủ yếu ăn sinh vật phù du.
Nắm bắt được đặc điểm của con hàu nên ông Trần Văn Thịnh tận dụng điều kiện của môi trường nước trong vuông tôm sẵn có để nuôi hàu trên giá thể gạch ống.
Năm đầu thử nghiệm với 1 thiên gạch ống, ông Thịnh thu hoạch hàu thịt lãi trên 15 triệu đồng từ 1 triệu đồng vốn bỏ ra mua gạch.
Ông Trần Văn Thịnh với mô hình nuôi hàu bằng gạch ống.
Thấy hiệu quả, năm 2014, ông mua thêm 1 thiên gạch và tiếp tục phát triển mô hình, thu lãi gần 40 triệu đồng.
Riêng 6 tháng năm 2015, ông thu hoạch được 1 đợt, lãi trên 20 triệu đồng.
Ông Trần Văn Thịnh chia sẻ: “Tôi thấy cống vuông ở nhà hằng năm hàu bám rất nhiều, lại lớn nhanh, hàu thương phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và đầu ra khá ổn định.
Từ đó tôi nghĩ ra cách dùng gạch để tạo chỗ cho hàu bám rồi lấy hàu thịt.
Với cách nuôi khá đơn giản, không tốn chi phí thức ăn và vốn đầu tư ban đầu không cao, khả năng thu hồi vốn nhanh chóng, hiệu quả bất ngờ”.
Cách nuôi hàu bằng gạch ống của ông Trần Văn Thịnh khá đơn giản.
Ông vót các đầu cây ghim vừa vào lỗ gạch ống để cố định viên gạch sao cho hàu có thể bám vào khi nước thuỷ triều lên xuống.
Sau đó, ông đặt các viên gạch ống trong nước, cách mặt đất trong vuông tôm khoảng 10 cm để giúp hàu lớn nhanh, hạn chế nhiễm bệnh và đặt ở những nơi thay đổi nguồn nước để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho hàu.
Trung bình 1 viên gạch ống hàu bám từ 3 - 4 con, thậm chí lên đến 6 con.
Trong vòng 6 - 7 tháng, ông thu hoạch được 35 - 36 con/kg ruột.
Với mức giá hàu thịt trên thị trường hiện nay là 120.000 đồng/kg, giá hàu vỏ dao động từ 10.000 - 12.000/kg, ông Thịnh thu hồi vốn ngay từ vụ đầu tiên.
Khi vào vụ thứ 2, ông không cần tốn chi phí mua số gạch ống mới mà có thể tận dụng lại số gạch ống cũ, vì khi tách hàu ra, gạch ống không bị hư hao nhiều.
Ban đầu hàu thương phẩm ông Thịnh chỉ bán cho hàng xóm, ai có nhu cầu đặt hàng thì ông sẽ cung cấp.
Càng ngày khách đặt hàng càng đông nên lượng hàu ông cung cấp không đủ cho thị trường.
Ông Nguyễn Văn Bình, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, cho biết: “Năm nay tôi sẽ phát động và nhân rộng mô hình này cho hội viên nông dân ấp Ông Ðịnh vì mô hình này dễ làm, lại ít vốn đầu tư.
Nông dân không phải bỏ công chăm sóc mà còn được hưởng lợi nhuận cao, thu vốn nhanh chóng và đảm bảo được đầu ra sản phẩm.
Ðây là mô hình khả thi và đạt hiệu quả cao”.
Nuôi hàu trong tự nhiên không còn xa lạ đối với người dân, nhưng trước đây vẫn chưa được áp dụng và nghiên cứu sâu vì chưa có nhiều người thực hiện cộng với đầu ra còn bấp bênh.
Nhưng với tình hình hiện nay thì số lượng hàu nuôi trong tự nhiên vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường.
Việc nhân rộng mô hình nuôi hàu là việc làm hợp lý, giúp người dân ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống”, ông Nguyễn Hoàng Ðệ, Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Ân Tây, thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16.4, ông Lê Hoài Lam, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014, diện tích trồng ớt trên địa bàn huyện Phù Mỹ tăng cao so nhiều năm trước, lên đến 947,3 ha, năng suất đạt 20 tấn/ha. Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch rộ nhưng giá ớt lại rớt mạnh.

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nông dân rất phấn khởi khi giá tiêu liên tục tăng mạnh. Cụ thể, giá tiêu thu mua tại địa bàn các huyện Chư Sê, Chư Pưh dao (Gia Lai) động trong khoảng 135 ngàn đồng đến 136 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 15 ngàn đồng/kg so với đầu vụ.

Việc tái canh cho một diện tích lớn (khoảng 200.000 ha) cà phê già cỗi đang gặp khó khăn do nguồn vốn dành cho việc này đang có mức lãi suất cao, lên đến 10,5%/năm.

Những năm trước đây, mặc dù nông dân trồng khoai lang ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bao phen lao đao với khoai lang tím Nhật. Tuy nhiên, đến hẹn lại lên, khi giá khoai “sốt” mạnh, bà con nông dân tiếp tục trồng khoai lang tím trở lại, dù lòng vẫn canh cánh nỗi lo.

Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng khi thu hoạch.