Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ nuôi gà vườn đồi

Hiệu quả từ nuôi gà vườn đồi
Ngày đăng: 25/09/2015

Sau gần 4 năm đầu tư nuôi gà thịt thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư lớn, hao hụt và thất thoát cũng không nhỏ bởi dịch bệnh vật nuôi hay xảy ra, đồng thời chất lượng thịt gà không ngon, anh Đặng Quốc Lộc, ở thôn Kiên Thạnh, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn quyết tâm tìm tòi mô hình chăn nuôi mới.

Anh đã đi tham quan, học tập cũng như tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi ở địa phương, nhờ vậy mà anh đã có một kiến thức vững vàng trong chăn nuôi. Năm 2015, anh tận dụng diện tích đất vườn đồi đang trồng bạch đàn để nuôi gà thả vườn, bước đầu nuôi 700 con gà ta.

Sau gần 3 tháng nuôi, trọng lượng gà đạt 1,6 - 1,8 kg/con, anh xuất bán, trừ chi phí còn lãi 15 triệu đồng.

Theo anh Lộc, việc nuôi gà thả vườn cũng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhưng ở đây gà được thả rông nên tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra, chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng.

Thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ lứa nuôi thử nghiệm đầu tiên, anh đã mạnh dạn đầu tư nâng đàn. Hiện anh đang thả nuôi 2.000 con gà ta, khoảng 10 ngày nữa tiếp tục xuất chuồng, trọng lượng khoảng 1,8 - 2 kg/con.

Anh Lộc chia sẻ: “Tôi thấy nuôi gà thả vườn là hướng đi có hiệu quả, phù hợp, tận dụng triệt để quỹ đất dưới tán bạch đàn, ít tốn thời gian chăm sóc, dễ quan sát để phát hiện dịch bệnh đàn gà.

Nuôi gà thả vườn chi phí thấp hơn nuôi nhốt, lợi nhuận cũng cao hơn”. Ngoài nuôi gà, anh Lộc tận dụng quỹ đất này đầu tư nuôi bò thịt để tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Cấm Nhân Nuôi Sâu Gạo Cấm Nhân Nuôi Sâu Gạo

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp... Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

27/05/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Tại Nam Cường (Thái Bình) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Tại Nam Cường (Thái Bình)

Sau 9 tháng, 2.000 con cá trắm đen nuôi, trên diện tích 5.000m2 của ông Đức Văn Khiêm (xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, Thái Bình) đã cho lãi 227 triệu đồng, hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với nuôi cá nước ngọt truyền thống. Đây là mô hình điểm nuôi cá trắm đen thương phẩm tại vùng chuyển đổi nuôi cá của xã, cần được nhân rộng.

28/05/2014
Mận Cơm Được Mùa Kép Mận Cơm Được Mùa Kép

Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.

09/05/2014
Triển Vọng Nuôi Cá Gáy Biển Triển Vọng Nuôi Cá Gáy Biển

Đề tài “Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo cá gáy biển tại Khánh Hòa” vừa được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu loại khá đã mở ra triển vọng về một loại đối tượng nuôi mới.

28/05/2014
Bí Xanh Đầu Vụ Dễ Bán Bí Xanh Đầu Vụ Dễ Bán

Thời điểm hiện nay, người dân trồng bí xanh sớm ở tỉnh Lạng Sơn đang bước vào đầu vụ thu hoạch với niềm vui được mùa, giá cao.

09/05/2014