Hiệu quả từ nuôi gà vườn đồi

Sau gần 4 năm đầu tư nuôi gà thịt thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt, nhận thấy hiệu quả kinh tế không cao, chi phí đầu tư lớn, hao hụt và thất thoát cũng không nhỏ bởi dịch bệnh vật nuôi hay xảy ra, đồng thời chất lượng thịt gà không ngon, anh Đặng Quốc Lộc, ở thôn Kiên Thạnh, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn quyết tâm tìm tòi mô hình chăn nuôi mới.
Anh đã đi tham quan, học tập cũng như tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi ở địa phương, nhờ vậy mà anh đã có một kiến thức vững vàng trong chăn nuôi. Năm 2015, anh tận dụng diện tích đất vườn đồi đang trồng bạch đàn để nuôi gà thả vườn, bước đầu nuôi 700 con gà ta.
Sau gần 3 tháng nuôi, trọng lượng gà đạt 1,6 - 1,8 kg/con, anh xuất bán, trừ chi phí còn lãi 15 triệu đồng.
Theo anh Lộc, việc nuôi gà thả vườn cũng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, nhưng ở đây gà được thả rông nên tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra, chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng.
Thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ lứa nuôi thử nghiệm đầu tiên, anh đã mạnh dạn đầu tư nâng đàn. Hiện anh đang thả nuôi 2.000 con gà ta, khoảng 10 ngày nữa tiếp tục xuất chuồng, trọng lượng khoảng 1,8 - 2 kg/con.
Anh Lộc chia sẻ: “Tôi thấy nuôi gà thả vườn là hướng đi có hiệu quả, phù hợp, tận dụng triệt để quỹ đất dưới tán bạch đàn, ít tốn thời gian chăm sóc, dễ quan sát để phát hiện dịch bệnh đàn gà.
Nuôi gà thả vườn chi phí thấp hơn nuôi nhốt, lợi nhuận cũng cao hơn”. Ngoài nuôi gà, anh Lộc tận dụng quỹ đất này đầu tư nuôi bò thịt để tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.