Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả từ nuôi gà bằng đệm lót sinh học

Hiệu quả từ nuôi gà bằng đệm lót sinh học
Ngày đăng: 14/08/2015

Trước đây, ngoài nghề chính là làm ruộng, chị Lành chăn nuôi thêm gà để cải thiện thu nhập. Năm 2013, được tham gia tập huấn phát triển kinh tế gia đình theo hướng chăn nuôi gia trại, trang trại và kỹ thuật nuôi gà bằng đệm lót sinh học do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tổ chức, chị mở rộng gia trại và đầu tư nuôi gà bằng đệm lót sinh học.

Chung tay

Chị Lành tâm sự: “Mới đầu ý tưởng mở trang trại của tui không được chồng (anh Phan Văn Hào) ủng hộ. Bởi, làm trang trại đồng nghĩa với các loại cây lưu niên, cây ăn quả trong vườn đều phải chặt bỏ để nhường đất cho chăn nuôi. Mặt khác, kinh phí để xây dựng chuồng trại mất gần cả trăm triệu, lấy đâu ra số vốn lớn như thế. Sau khi nghe tôi thuyết phục về lợi ích của nuôi gà bằng đêm lót sinh học cuối cùng anh cũng đồng ý”. Đem sổ đỏ nhà thế chấp vay vốn làm ăn, tất cả tâm huyết anh chị đặt vào trang trại gà.

Sau khi xây dựng chuồng trại, anh Hào ra tận Hà Nội để tìm nguồn giống. Anh cho biết, con giống được phân ra nhiều loại, nhưng muốn gà sinh trưởng tốt, tỷ lệ hao hụt thấp thì phải chọn mua con giống tốt nhất. Với lợi thế vườn rộng ngay lứa đầu tiên anh chị nuôi thả 1.000 con gà kiến. “Trước đây nuôi có vài trăm con mà dịch bệnh chết gần nửa, từ khi nuôi bằng đệm lót sinh học gà tăng trọng nhanh, phát triển đồng đều, nhất là không còn mùi hôi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của bà con xung quanh”, anh Hào chia sẻ.

Từ khi mở rộng quy mô trang trại anh Hào bỏ hẳn nghề thợ xây để ở nhà tập trung chăn nuôi cùng chị Lành. “Giờ những công việc nặng nhọc, hay việc chăm sóc, vệ sinh chuồng trại… đều do anh Hào đảm nhận”, chị Lành vui vẻ nói.

Yên tâm chăn nuôi

Từ 1.000 con gà nuôi ban đầu, sau một thời gian phát triển đến nay đàn gà của chị Lành đã lên 5.000 con. Sau hai tháng rưỡi nuôi, gà đạt trọng lượng từ 1,5 – 1,7 kg/con. Với giá thị trường là 75 ngàn/kg, mỗi lứa xuất chuồng, trừ chi phí thức ăn, thuốc thú y, chị thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng. Trung bình mỗi năm trang trại chị Lành có thể nuôi 5 lứa.

Chị Lành cho biết, từ khi nuôi gà bằng đệm lót sinh học, tỷ lệ sống của gà luôn đạt 100%. Các bệnh thường gặp ở gà như thương hàn, thối móng, bệnh về đường hô hấp… cũng không còn. Hiện tại, chị đang tiến hành xây thêm một chuồng gà nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là thời điểm cận Tết.

Chị Văn Thị Lời, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Quảng Phú cho biết: Nhờ phát triển kinh tế chăn nuôi theo hướng trang trại, gia đình chị Lành giờ kinh tế khá giả. Tại địa phương, phát triển kinh tế gia đình bằng các mô hình chăn nuôi là rất phổ biến, nhưng việc áp dụng đệm lót sinh học còn chưa nhiều. Hội cũng đang vận động chị em học hỏi kinh nghiệm thực tế từ mô hình của chị Lành để phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường.

Theo chị Lành, đệm lót sinh học chi phí thấp mà dễ áp dụng. Chế phẩm sinh học Balasa – N01 giá 60 ngàn/1kg, có thể làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30 – 35m2. Đầu tiên rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm sau đó thả gà vào nuôi. Sau 7 - 10 ngày quan sát thấy phân rải khắp nền chuồng thì rắc men. Lấy 1kg men Balasa trộn với 1kg cám gạo ủ trong vòng ba ngày, sau đó chỉ cần rắc đều lên nền chuồng. Mỗi lứa gà nuôi ba tháng chỉ cần dọn chuồng và thay đệm lót một lần.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

12/04/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

12/04/2013
Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình Chủ Động Dập Dịch Lợn Tai Xanh Ở Thái Bình

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

13/04/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản Kỹ Thuật Nuôi Cá Koi Cơ Bản

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013
Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp Nắng Nóng Ảnh Hưởng Đến Tiến Độ Thả Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Đồng Tháp

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

15/04/2013