Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Bá Thước

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Bá Thước
Ngày đăng: 18/08/2014

Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, nhiều hộ dân huyện Bá Thước sống ven lòng hồ thủy điện đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Theo giới thiệu của cán bộ phòng nông nghiệp huyện, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trương Công Suất, ở làng Côn, xã Ái Thượng, ông cho biết: “Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, gia đình tôi  đầu tư đóng 5 lồng bè, thả từ 300 đến 400 con cá.

Mỗi năm nuôi 1 lứa, sau khi thu hoạch bán với giá 90.000 đồng/kg, tổng lợi nhuận bình quân gia đình thu được 6 triệu đồng/lồng”.

Còn gia đình anh Trương Văn Đức, ở làng Mí, xã Ái Thượng, sau khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá do xã tổ chức, anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi 5 lồng cá, mỗi lồng 50 con. Bình quân mỗi năm gia đình anh lãi từ 25 đến 30 triệu đồng.

Anh Đức chia sẻ: “Ban đầu gia đình tôi vẫn còn băn khoăn. Nhưng khi đầu tư vào nuôi, được sự giúp đỡ kỹ thuật nuôi cá và làm lồng bè từ huyện và xã nên tôi đã yên tâm đầu tư. Thức ăn cho chúng đơn giản, chủ yếu là lá chuối, ngô, sắn... Song, điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi đó là phải bảo vệ, giữ được sạch nguồn nước nuôi nhằm tránh dịch bệnh cho cá...”

Huyện Bá Thước ban đầu chỉ có vài chục lồng, bè nuôi cá nhỏ lẻ, sau gần 2 năm Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, đến nay hơn 400 hộ dân ở 5 xã ven lòng hồ thủy điện, gồm: Tân Lập, Lương Ngoại, Ái Thượng, Lâm Sa, Ban Công đã nhân rộng mô hình nuôi cá lồng (chủ yếu cá trắm) lên gần 500 lồng nuôi. Xã có số hộ nuôi nhiều nhất là Ái Thượng với trên 200 lồng nuôi.

Nếu như trước đây bà con đóng lồng nuôi theo cách truyền thống bằng tre, luồng, thì nay nhờ được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá bằng lưới quây đã giảm được chi phí đầu tư và đem lại hiệu quả cao hơn. Từ đó nhiều hộ đã áp dụng phương pháp nuôi mới này, có hộ nuôi đến 4 - 5 lồng.

Ông Lê Trung Lương, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước, cho biết: Sau khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào hoạt động, mặt nước dâng đến cao trình 41m, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ven lòng hồ.

Huyện đã có chủ trương xin quản lý mặt nước lòng hồ để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, mở các lớp tập huấn kỹ thuật, cũng như có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hộ nhằm nhân rộng nghề nuôi cá lồng, tạo thêm việc làm cho người dân, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Hiện nay, việc triển khai nuôi cá lồng trên hồ Thủy điện Bá Thước 2 không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cho nông dân mà còn khai thác được tiềm năng lòng hồ để tạo ra nguồn thực phẩm thủy sản sạch, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ của thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường.

Thời gian tới, huyện Bá Thước sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy trình nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững, đẩy mạnh công tác quản lý đi đôi với việc phát triển các dự án nuôi trồng thủy sản tập trung, thực hiện tốt công tác hỗ trợ vốn, kỹ thuật chăn nuôi cho nhân dân và nhân rộng ra một số xã khu vực lòng hồ Thủy điện Bá Thước 1.


Có thể bạn quan tâm

Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

30/01/2015
Niềm Vui Mùa Biển Mới Niềm Vui Mùa Biển Mới

Mùa biển mới năm 2015, TP Tuy Hòa (Phú Yên) có hơn 140 tàu câu cá ngừ đại dương đang hoạt động trên biển. Một số tàu về bến với sản lượng cao, ngư dân phấn khởi vì chi phí chuyến biển thấp hơn trước đây nhờ giá dầu giảm, việc khai thác gặp nhiều thuận lợi.

30/01/2015
Giá Cua Tăng, Năng Suất Giảm Giá Cua Tăng, Năng Suất Giảm

Trong quá trình sản xuất, phần lớn nông dân huyện Phú Tân nuôi xen canh tôm với cua, cá các loại. Phổ biến là nuôi tôm quảng canh cải tiến, quảng canh truyền thống kết hợp với nuôi cua. Hiện nay, bà con đang vào thời điểm thu hoạch cua. Giá cua gạch hiện ở mức hơn 400.000 đồng/kg, cua thịt các loại từ 100.000 đến 180.000 đồng/kg.

30/01/2015
Làm Giàu Nhờ Kết Hợp Nuôi Ếch Và Cá Trê Làm Giàu Nhờ Kết Hợp Nuôi Ếch Và Cá Trê

Trong một lần tình cờ xem chương trình “Bạn nhà nông” giới thiệu mô hình nuôi ếch khá hiệu quả của một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh, ông Phương đã tìm đến học một số kỹ thuật nuôi cơ bản. Sau đó, ông đặt mua 2.000 con ếch giống Thái Lan về nuôi thử nghiệm trong 5 ao (16m2/ao).

30/01/2015
Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh

Mô hình lúa - tôm càng xanh trong mùa mưa trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa cho kết quả khá tốt. Nhiều hộ dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ con tôm càng xanh trước khi chuyển sang nuôi tôm sú vụ chính năm sau, đời sống cũng được cải thiện nhiều mặt nên bà con rất phấn khởi. Ðây là mô hình canh tác có nhiều triển vọng bền vững!

30/01/2015