Hiệu Quả Từ Mô Hình Ương Nuôi Ghép Cá Sặc Rằn Với Cá Thát Lát Cườm

Huyện Cờ Đỏ là một huyện vùng sâu, và có diện tích ương cá tra giống lớn nhất của TP Cần Thơ. Những năm trước, cá tra có giá nên diện tích ương giống cá tra tăng lên nhanh chóng, không theo qui hoạch và khuyến cáo của ngành chức năng. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, cá tra rớt giá thê thảm, những hộ ương nuôi cá tra lỗ nặng, nợ nần chồng chất. Do đó người nuôi phải lựa chọn đối tượng nuôi ít rủi ro và cho lợi nhuận cao. Mô hình nuôi ghép cá sặc rằn với cá thát lát cườm được bà con chọn lựa, bước đầu mang lại thu nhập khá hấp dẫn.
Hiện nay, mô hình này đã và đang phát triển với diện tích trên 10 ha ương giống cá sặc rằn và nuôi thương phẩm cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm. Ương cá sặc rằn giống sau 45 - 60 ngày cá đạt trọng lượng từ 200 - 250 con/kg, bán giống được giá từ 70.000 - 75.000 đ/kg, với giá này người dân sẽ thu lãi từ 80 – 100 triệu đồng/ha. Còn đối với nuôi cá thịt sau 7 - 8 tháng nuôi cá sặc rằn đạt từ 8 - 10 con/kg, giá bán 50.000 - 55.000 đ/kg, và cá thát lát cườm đạt 1 - 2 con/kg, giá bán từ 65.000 - 70.000 đ/kg, mang lại lợi nhuận khoảng một tỷ đồng/ha.
Như hộ ông Phan Văn Lòng ở ấp Đông Mỹ, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Năm 2012, gia đình ông nuôi cá sặc rằn kết hợp với cá thát lát cườm trên diện tích ao 2.000 m2. Khi thả giống cá sặc rằn mẫu 200 con/kg giá 70.000 đ/kg, thì ông cũng tiến hành thả cá thát lát cườm giống có chiều dài thân 8 phân giá 1.800 đ/con, nhưng nuôi trong vèo được 30 ngày thì thả ra ao nuôi. Sau 8 tháng nuôi thu được 5 tấn cá sặc rằn bán được giá 55.000 đ/kg, và 1,5 tấn cá thát lát cườm bán được giá 70.000 đ/kg. Sau khi trừ hết các khoảng chi phí, lợi nhuận ông khoảng 200 triệu đồng. Ông cho biết thêm điều quan trọng là cá ít bị dịch bệnh, cá đạt tỉ lệ sống từ 65 - 70%, nguồn thức ăn và con giống dễ mua, tiêu thụ cá thương phẩm dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.