Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Phun Mưa Sử Dụng Năng Lượng Mặt Trời

Ngày 7-8, Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiệm thu Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.
Thông qua nguồn hỗ trợ kinh phí của Công ty Holcim Việt Nam, nhóm sinh viên Khoa Điện- Điện tử thuộc Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, ứng dụng Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời trên diện tích 3 sào đậu phộng của 1 nông hộ tại xã Phước Hải (Ninh Phước). Qua 2 tháng triển khai, mô hình mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp hộ nông dân giảm nước tưới, tiết kiệm điện sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, phù hợp với điều kiện canh tác nông nghiệp của tỉnh ta.
Với công trình nghiên cứu này, nhóm sinh viên được Công ty Holcim Việt Nam trao giải đặc biệt cuộc thi Holcim Prize năm 2012.
Có thể bạn quan tâm

Mới xuất hiện tại TPHCM chưa đầy hai tuần, đại lý chưa kịp khai trương, giá bán cũng khá cao (40.000-45.000đ/kg) nhưng hàng tấn gạo thảo dược (ảnh) đã được bán hết với lý do sản phẩm này có chất kháng ung thư.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có đàn vịt khoảng 255.000 con. Bên cạnh nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt trong ao mương, thì nhiều hộ dân còn làm chuồng nuôi vịt trên sông, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao.

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.

Vụ Đông Xuân 2012-2013, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã thực hiện mô hình trồng thâm canh lúa theo 1 phải, 5 giảm với quy mô 10 ha tại thôn Công Thành, xã Thành Hải.

Nhờ biết cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững mà anh đã giữ được vườn tiêu xanh tốt trong nhiều năm nay. Việc trồng tiêu với nhiều bà con thì là một sự may rủi nhưng với anh thì hoàn toàn chủ động trước dịch bệnh lan tràn trên cây tiêu.